I initially wrote this for my US application essay, but a few days before the deadline I wrote another piece. Don’t get me wrong: I still like it a lot, but it doesn’t seem to be the right personal statement for me. It is more like a glimpse of my life.
A black butterfly flitted across the rays through my window slits, as if it was playing these twinkling frets of light. Many people believed it was a bad omen, but grandma told us something different: “It’s him!”
I never believed in superstition, but how else could anyone explain the presence of that black butterfly the same day every year since I could recall? It had been twelve years. Everything in this house had a fragment of memory of him: The fish pond with boulders of strange, algae-covered shapes, the old wooden toolbox full of oil smell, the modest plant at the corner of the lush garden. Yet, the only tangible thing that I could barely identify myself with was a stained photo on the altar that I stared at often. A lanky face with slightly disheveled hair, wide forehead and somewhat aggressive eyes. It stuck in my mind. How did I, this fifteen years old son, in any way, resemble him?
“The more you grow up, the more you look like your dad” said my neighboring barber. Having my hair cut had always been a chance to learn more about some astonishing facts. If our appearances were not the same, then at least some personality traits could be? “He was stubborn, hot-tempered and carefree. Loved dismantling things and putting them back. Loved speed or anything risky. Too naively nice all the time”. My little hope shattered. I thought of my brother, of the oily toolbox and of the hours he spent upgrading his motorbike, undoubtedly oblivious to mom’s frustrated scolding. That sounded more like him. I was fumbling in my pocket searching for the bills when the barber stopped me. “No no, it’s free. He was almost like my brother.” At least I was sure that my dad was a great friend.
“Finish all these vegetarian dishes. Your dad would never touch them. He would bang the entire tray if he didn’t like the meal,” said my mother. “You’d better be thankful you never saw it” added my brother, who, according to mom, inherited most of my dad’s traits. I was puzzled: it didn’t fit in what I thought I knew about him from that inanimate photo on the altar. “You know he hated vegetarian food; why did you cook so much?” I asked mom.”Because in our family, we never want anyone to have too little. By the way, you finished all didn’t you? You are really his proud successors. All three have equally huge appetite” She sighed, rather quizzically. I could sense in that ambivalence a tinge of nostalgia, but perhaps a note of genuine pride in seeing her two sons eat like giants. I wanted to cheer her up by joking “Mom, if he were still here, you wouldn’t have to worry about your weight. You would be too busy serving for us!” I didn’t, though.
Without knowing the whole picture, I fill the unfound pieces of this jigsaw called “My Dad” with my own imagination. A brief recollection from an old friend, an outdated cassette tape with 1990s songs or just a dusty photo, every seemingly trivial discovery gives me a little, tingling joy – the joy of knowing a bit more about an unfamiliar person that I’m supposed to be similar to, of wondering about the vast differences, and of realizing that I’m simultaneously putting together the jigsaw portrait of My Dad’s Son with even more confidence.
On his sixteenth death anniversary, the first anniversary that I wasn’t at home, I was sure that fluttering shadow would still visit my house. I saw through the black butterfly the image of a vaguely familiar man. A voice rang in my head “I’m always home”. For a moment, I did think that was my dad’s voice, but then I remembered it was mine. And that was when I realized the part the two jigsaw portraits have in common: a piece called “Family”.
I translated it into Vietnamese for my mom to read. She liked it (I think). Anyway, as strange as it may seem, it was quite hard to translate it into my mother tongue because the piece was originally written in English. Not sure if it’s a sign that my Vietnamese has got much worse 😦
Chú bướm đen khẽ lướt trên chùm nắng rọi qua khung cửa sổ, làm nắng lấp lánh lên như thể những phím đàn bằng ánh sáng. Nhiều người nghĩ bướm đen là vận xui, nhưng bà tôi bảo bọn tôi khác cơ. “Bố mày đấy!”
Tôi chả bao giờ tin vào mấy cái mê tín, nhưng làm sao mà từ hồi tôi còn bé tí, giờ này năm nào tôi cũng nhìn thấy chú bướm đen này? Mười hai năm rồi đấy. Mọi thứ trong nhà dường như đều còn đọng lại một chút kỉ niệm từ bố: cái bể cá với những hòn non bộ trông là lạ phủ đầy rêu phong, cái hộp gỗ đựng cờ lê mỏ lết đầy mùi dầu xe hay cái cây nhỏ góc vườn cây cảnh của ông nội tôi. Lạ thật. Thế mà điều duy nhất làm tôi cảm nhận được bố lại chỉ là tấm chân dung cũ đã hơi phai trên bàn thờ mà tôi thường ngắm nhìn. Gương mặt gầy gò, tóc hơi bù xù một tí nhưng vầng trán rất rộng. Đôi mắt nghiêm nghị đấy lắm lúc còn làm tôi sợ. Thằng bé 15 tuổi này giống bố nó kiểu gì nhỉ?
“Cháu càng lớn trông càng giống bố”.
Chú thợ cắt tóc hàng xóm thường bảo tôi thế. Việc cắt tóc ở nhà với tôi luôn là dịp biết thêm một vài ngạc nhiên nhỏ. Dù tôi với bố trông không giống nhau lắm, biết đâu tính cách lại như nhau thì sao? “Bố cháu hồi đấy bướng lắm, hơi nóng tính nhưng xuề xòa không bao giờ để bụng. Lúc nào cũng thích dỡ ra lắp vào mấy cái máy móc, đặc biệt là xe cộ. Ưa tốc độ, ưa mạo hiểm. Nghe có vẻ sành sỏi thế nhưng bố cháu lúc nào cũng quá tốt, nhiều khi tốt đến mức nhẹ dạ cả tin ấy.” Hi vọng nhỏ bé của tôi thế là đi tong: tôi nghĩ ngay đến anh trai tôi, tới cái hộp gỗ đựng cờ lê mỏ lết. Anh tôi có thể ngồi cả ngày độ xe máy đến mức mẹ tôi mắng mãi đâm ra chán. Thế mới là giống bố chứ.
Thấy tôi lục túi trả tiền, chú thợ cắt tóc bảo ngay “Không, chú không lấy tiền đâu. Bố cháu với chú như anh em mà.” Ít nhất tôi biết bố là một người bạn tốt.
“Bí ăn hết mấy món chay đi, bố không bao giờ đụng đũa vào đâu. Bố mà không thích bữa cơm là đập hết đấy”. Mẹ tôi bảo. Anh tôi chêm vào. “May cho mày là mày chưa nhìn thấy thế bao giờ đấy”. Lạ thật, tôi cứ tưởng bố tôi không hung dữ như thế cơ, nhìn ảnh không đến nỗi nào mà.
“Sao mẹ nấu nhiều đồ chay thế, đằng nào bố cũng không ăn mà?” “Tại vì nhà mình không ai được để ai đói cả con ạ, thừa còn hơn thiếu. Mà hai đứa cũng vét sạch cả mâm rồi còn gì. Chả khác gì bố”. Mẹ tôi hơi đăm chiêu. Trong tiếng thở dài đấy tôi cảm giác như mẹ đang nhớ lại chuyện cũ. Mẹ cũng có vẻ tự hào khi thấy hai thằng con ăn như voi. Tôi đùa “Mẹ ơi, bố mà còn ở đây mẹ chả phải lo chuyện giảm cân nữa rồi, tay xới cơm liên tục thì ăn kiểu gì nữa”.
Tôi tự tưởng tượng ra những mảnh ghép còn thiếu của bức xếp hình mang tên bố dù không bao giờ biết tấm ảnh gốc. Dăm ba câu chuyện mấy chú bạn cũ kể lại, cuộn băng cát sét với những bài hát tiếng tây từ những năm 90 bố tôi đi tàu biển mang về (tôi nghe bài Heal the world lần đầu tiên từ đấy) hay đơn giản chỉ là một tấm ảnh cũ, mỗi khám phá nho nhỏ như thế lại làm tôi thấy vui vui – niềm vui khi biết thêm về một người tôi chưa gặp bao giờ mà tôi đáng ra phải giống. Tôi chợt nhận ra rằng khi nghĩ về người đó và tự hỏi sao chúng tôi khác nhau vậy, tôi đang tìm ra những mảnh ghép để hoàn thiện bức tranh mang tên mình.
Ngày giỗ thứ 16 của bố là lần đầu tôi không ở nhà, nhưng chắc chắn chú bướm đen đấy vẫn đến. Cái bóng đen bé xíu ấy như đang phác lên trong đầu tôi hình bóng của một người đàn ông vừa là lạ vừa thân quen. Và rồi một giọng nói chợt vang lên “Mình luôn ở đấy mà”. Trong phút chốc, tôi tưởng đấy là bố đang nói, nhưng rồi nhớ lại đấy là mình.
À, hiểu rồi, hai tấm ảnh ấy đều có chung một điểm: một mảnh ghép mang tên gia đình.