This post was another essay that I wrote for college app but didn’t use in the end. It brought me back lots of childhood memories and emotional attachments. It’s just not suitable for my application, but I liked it nonetheless.
Mình có dịch ra bản tiếng Việt ở dưới.
_______________________________
For years, the street vendors selling all kinds of food on Dai La Street knew me as “the boy with the red plastic mess tin”.
Every morning, my grandmom would ask: “What is my grandson craving for today?” By buying her breakfast, I would always get a share of it as a reward. Yet, mom wouldn’t be very happy if I shared with grandmom. She said, rather contemptuously, “What’s so special about eating out? So expensive for so little. Eat at home, nutritious, delicious and cheap.” She thought that not eating home cooked food would spoil me. More importantly, I knew how little grandmom ate. She had to eat more.
Thus, the fight between me and my grandmom began. Whoever ate a larger share would lose.
“Whatever up to you grandmom. It’s your breakfast!” I replied in the most indifferent voice I could act, as if buying for her was just my duty.
She insisted for my preference, so I suggested phở – the traditional Vietnamese soup noodle – with chicken intestines. It was a bizarre combination to many people, but I knew for sure she loved it. The best part was I couldn’t eat intestines, so she would have to finish all. One-zero for me.
Grandmom’s ways to counter me were brilliant. From then on, she ordered me to buy beef phở, knowing well that it was my greatest temptation ever. She asked me to eat first when the plastic mess tin was still so hot that it almost burnt my fingers. I resolved to eat just a bit, but ended up finishing almost everything.
Thus, the next time, I made her eat first by deliberately going somewhere else and only coming back after a long time. To my disappointment, she said when I returned: “They gave us so much today that I can’t finish.” I begged: “You can, grandmom. You eat more, please!”, but she was even more stubborn. The whole mess tin of phở, laden with untouched slices of beef and sometimes an added omelet – the most costly and nutritious parts, was then for me. Half way through my eating, she asked “Where have you gone for so long? It has gotten cold”. I stammered, sheepishly: “Grandmom, please just eat. No need to wait for me ”.
Better yet, sometimes she would grimace in struggle to swallow, or even spit out right after touching the soup. “It tastes so horrible today”, she would say. I was sure it tasted just as good, if not better. Plus, who would still buy phở four times a week with such an intense dislike? To alleviate the guilt, I brought the mess tin downstairs to eat with the rice and vegetables that mom cooked. I would eat until my stomach bloated to show mom “You see, I can still eat your food!”
However, after seeing grandmom’s ebbing health, I was determined to win. I reused her trick, playing on our thriftiness: “Grandmom, I already ate so full with mom. If you throw away, I will give it to our dog”. Grandmom finished all. She still could. I was encouraged. I could win the fight. I could win her back.
“Grandson, what are you craving for today?” She still asked me in her tender, fading voice. I forced her, frantically: “Phở, won’t you? Phở with chicken intestines. You have always loved it!” She didn’t have to pretend to hate it anymore. She could really have only a few spoonfuls of what previously was her favorite.
I lost, completely.
Whenever I return home, I buy chicken intestines phở, still with that mess tin, and put on her tomb. “Grandmom, you eat first. It’s still hot”. And while she’s eating, I whisper to her “Grandmom, we had a great fight, didn’t we?”
p/s: My mom later told me that pho with chicken intestines was the cheapest – my grandmom wanted it so that she could give me the most.
________________________________________
Các cô các bác bán quà sáng ở con phố Đại La kiểu gì cũng biết đến thằng bé với cái cặp lồng đỏ.
Cứ mỗi sớm, bà tôi lại hỏi “Hôm nay cháu bà thèm ăn gì?” Tôi biết là mua đồ ăn sáng cho bà kiểu gì tôi cũng được ăn một phần. Nhưng mà mẹ không thích tôi ăn chung với bà. Mẹ bảo “Ăn ở ngoài có gì ngon đâu, lại đắt nữa. Ăn ở nhà, ngon, bổ rẻ”. Thực ra mẹ không muốn tôi được chiều, nghĩ rằng ăn ở ngoài nhiều sẽ làm tôi hư. Hơn thế nữa, tôi biết bà nội tôi chả ăn được mấy. Bà tôi phải ăn nhiều nữa lên!
Và thế là bà tôi và tôi phải luôn đấu tranh: ai ăn nhiều hơn người đó sẽ thua.
“Ăn cái gì cũng được bà ơi. Quà sáng của bà mà.” Tôi giả vờ hục hặc như thế nhiều đến nỗi đôi khi tôi hục hặc thật, như thể việc đi mua đồ ăn sáng chỉ là nghĩa vụ của tôi thôi ấy.
Bà tôi vẫn gặng hỏi nên tôi đành bảo bà mua phở với lòng gà. Lạ lắm phải không? Nhiều người thấy lạ nhưng tôi chắc chắn bà tôi rất thích. Phần thích nhất là tôi không ăn được lòng mề nên bà tôi phải ăn hết. 1-0 cho cháu.
Tôi không vui mừng được lâu, vì bà tôi phản công giỏi quá. Từ hôm đấy trở đi, bà không hỏi mà bắt tôi mua phở bò tái lăn, thừa biết là tôi thèm món đấy nhất. Tôi từng nghĩ thực sự thì ai chả thèm. Bà tôi bảo tôi ăn trước đi cho nó nóng, nóng đến mức mà cái cặp lồng nhựa còn làm bỏng tay tôi. Ban đầu tôi quyết tâm quyết tâm ăn mấy muôi thôi, nhưng mà cám dỗ quá tôi vét gần sạch cả cặp lồng.
Tôi phải trả đũa. Hôm sau, tôi bắt bà tôi ăn trước bằng cách giả vờ đi chỗ khác và nửa tiếng sau mới quay lại. Một mũi tên bắn chết hai con nhạn luôn: không nhìn thấy tôi sẽ không thèm nữa. Bà tôi cao tay hơn. Bà bảo khi thấy tôi quay lại “Hôm nay người ta cho nhiều quá, bà không ăn hết”. “Bà ăn được hết mà bà ơi, bà cứ ăn nữa đi!” . Tôi khăng khăng nhưng bà nội còn bướng hơn thằng cháu. Thế là cả một cặp lồng phở, toàn thịt chưa sờ vào, thỉnh thoảng còn thêm quả trứng –cái phần bổ nhất – là của tôi. Đang ăn dở, bà tôi vỗ vai bảo “Nãy giờ cháu đi đâu lâu thế, nguội hết cả rồi”. Tôi lí nhí “Bà ơi, bà cứ ăn đi mà. Đừng đợi cháu làm gì”.
Oái oăm hơn nữa, thỉnh thoảng bà tôi vừa ăn được một thìa còn nhăn mặt, cố nuốt và thậm chí còn nhổ ra. “Hôm nay người ta nấu dở quá’’. Tôi đảm bảo phở ăn vẫn ngon như mọi ngày (người ta bán hàng mấy chục năm nay làm sao mà khác được?). Chưa kể là nếu phở không ngon như thế thì ai còn khăng khăng bắt tôi mua một tuần mấy lần nữa? Tội lỗi quá, nhưng mà bỏ phí phải tội chết. Mà ăn no thế này bụng đâu mà ăn cơm, mẹ tôi lại mắng. Thế là tôi mang cả cặp lồng xuống nhà ăn với cơm rau mẹ tôi nấu, ăn đến khi no vỡ cả bụng. “Mẹ thấy chưa, con ăn của bà nhưng vẫn ăn được cơm của mẹ nữa!”
Tôi cứ thua thế như vậy suốt cho đến khi bà tôi bắt đầu hơi ốm. Tôi phải thắng. Tôi dùng lại kế cũ của bà, lợi dụng tính tiết kiệm của nhà tôi. “Bà ơi, cháu ăn cơm với mẹ cháu no lắm rồi. Bà không ăn là cháu đổ đi cho chó luôn đấy”. Bà tôi ăn hết cặp lồng phở. Tôi vui lắm. Tôi có cửa thắng trò này rồi. Tôi có thể thắng bệnh của bà rồi.
…
“Hôm nay cháu bà thèm ăn gì?” Bà nội vẫn hỏi thằng cháu đi xa về với giọng ân cần đấy, nhưng giọng bà yếu đi nhiều rồi. “Phở bà nhé! Phở lòng gà. Bà thích ăn cái đấy nhất mà”. Bà tôi không phải giả bộ là bà không thèm ăn nữa rồi. Thực sự bà chỉ ăn được có vài thìa. Tôi cũng chẳng muốn ăn phần còn lại nữa.
Tôi thua.
Mỗi khi về nhà, tôi lại mua phở lòng gà trong cái cặp lồng đỏ cũ đấy và đặt lên mộ bà nội. “Bà ăn trước đi bà không nguội”. Bà đang ăn dở, tôi nói thầm “Bà cháu mình vẫn chơi trò này ác nhỉ?”
p/s: sau này mẹ bảo tôi mới biết: phở lòng gà rẻ nhất, mua về chia cho cháu được nhiều nhất.
This is my favorite entry so far. I feel sad reading it although I have never really experienced grandparent-grandchild bond. The way you can recollect your childhood memories is quite amazing, too. I can only remember the occasions that happened 5 or 6 years ago at best. Maybe I should start recording what I can remember before it dissolves
Yeah you definitely should. You will realize that once you start writing, you can recall a lot more. Writing is an act of active recalling, which helps your memory a lot.
I like it. 🙂