Mẹ lúc nào cũng phê bình mình không bao giờ chịu phơi quần áo cho tử tế, chả để tâm vào làm việc gì cho ra hồn: treo thì không chịu trải thẳng cái áo ra, rồi lắm lúc không dùng kẹp, gió to quần áo lại bay khỏi mắc áo. Thành thực mà nói thì mẹ nói đúng; mình chẳng để tâm đến việc phơi quần áo cho tử tế thật. Mình chỉ muốn làm cho nó nhanh nhanh xong việc thôi.
Dù biết đây là một thái độ không tốt nhưng mà mình vẫn thích bào chữa, vì không ai thích bị ăn mắng mà. “Con phơi cũng tương đối đàng hoàng đấy chứ”, mình phản pháo. Đến khi mẹ chỉ tận tay day tận mặt đống quần áo nhàu nhĩ trên mắc mình lại tiếp tục ngụy biện “có sao đâu, đằng nào đến cuối ngày quần áo chả khô, cái đấy mới là cái quan trọng”
Chuyện phơi quần áo này đã xảy ra từ hồi xửa hồi xưa rồi, nhưng không hiểu sao dạo này mình mới tự hỏi là điều gì làm nên sự khác biệt trong thái độ phơi quần áo của mẹ với của mình (oh là la mình đã lớn rồi shao). Chẳng lẽ mẹ không thấy như mình là phơi quần áo cũng như bao công việc khác mẹ phải làm sao? Sự khác biệt duy nhất giữa làm việc và chơi là không ai muốn làm cái đầu tiên. Mình muốn phơi quần áo càng nhanh càng tốt còn chơi, còn làm những thứ khác vui hơn. Ai thích phải đi phơi quần áo cơ chứ?
Mẹ bảo mình là nếu mình biết để tâm hơn thì mình sẽ phơi quần áo tốt hơn. Không có gì ngạc nhiên khi mình bỏ ngoài tai điều này. Mục đích chính của mình có phải là phơi quần áo tốt hơn đâu: phơi không phẳng phiu thì khô lâu hơn tí nhưng thế thì làm sao chứ? Thế là mình mới hỏi mẹ là tại sao mẹ lại phơi quần áo đàng hoàng. Câu trả lời của mẹ làm mình hơi ngạc nhiên.
“Mẹ muốn làm thế vì mẹ quen với việc làm như thế rồi”. Với mẹ mình thì không có lí do cao siêu nào, chỉ đơn giản là mẹ cảm thấy vui ngay cái giây phút đấy vì mẹ làm công việc phơi quần áo tốt hết sức mẹ có thể – và mẹ không thích mình làm cẩu thả. Cái mặc định của mẹ là làm cho tốt; của mình là làm cho nhanh (mà không đến mức quá cẩu thả kiểu làm mắc gì rơi đấy thì bó tay rồi). Thay đổi nào cũng khó chịu ban đầu nên chẳng ai muốn đi ngược lại với cái mặc định mà mình đã quen.
Nhận ra điều này với mình khá quan trọng. Mình phải rèn luyện để có một cái thái độ mặc định tốt hơn, phải biết chú tâm vào làm tốt những gì mình làm ở ngay giây phút này. Mình thích làm một công đôi ba việc lắm chứ, vì trên lý thuyết thì nó rất hiệu quả. Nhưng mà trên thực hành thì mình kém khoản multi-tasking này lắm (hôm nọ thử tính nhẩm 67×53 trong lúc đang lái xe trên đường mà tí đâm vào người ta T_T )
Cái đầu mình chạy rông hơi nhiều quá thì phải. Mình có thể ngồi và nghĩ vẩn vơ cả ngày. Nghĩ như vậy cũng vui, có thể còn giúp mở rộng trí óc nữa ấy chứ. Thế nhưng cũng có tí nguy hiểm vì nhiều khi đang làm việc hay học bài mà cũng nghĩ lung tung như thế nữa. Điều đó đã trở thành cái mặc định của mình, và rõ ràng là nó không tốt, không chỉ vì nó ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà nó nhiều khi còn làm mình mệt. Làm thế nào để thấy an lạc khi cái tâm không tĩnh?
Còn nhớ lần đầu được dạy đi xe đạp chứ? Bọn mình phải chú tâm hết sức để giữ thăng bằng đến mức mình không thể để ý những thứ xung quanh nữa (hỏi tại sao bố mẹ không cho mình ra đường luôn). Không ai muốn dành cả đời ở vị trí của người mới bắt đầu như thế, nhưng hấp tấp để tiến bộ quá cũng chưa hẳn là hay: mình có thể đánh mất niềm vui khi được quên mình vào chính giây phút này. Những chập chững ban đầu trên xe đạp không chỉ sợ mà còn háo hức thú vị lạ kì mà, phải không?
Nghĩ thế nên mình đặt cho bản thân một mục tiêu mới: tập chú tâm vào những thứ mình đang làm và những gì mình đang nghĩ trong đầu, vì (dừng 1 giây cho một lí do cực kì bá đạo) sự thật rằng mình ý thức được mình đang không tập trung có nghĩa là mình đang tập trung rồi. Nghĩ kiểu này thì mình gần như luôn luôn đạt được mục tiêu. Sướng!
Okay, mấy câu hỏi và tự giải đáp
- Nếu mình luôn cố chú tâm vào giây phút này, vào những thứ mình đang làm thì chẳng lẽ mình không tính toán gì cho tương lai à? “Thất bại trong việc lên kế hoạch là lên kế hoạch cho việc thất bại” biết không?
Thực ra câu trả lời khá rõ: dành thời gian riêng ra để lên kế hoạch! Như kiểu dành 1 tiếng sáng chủ nhật chẳng hạn. Chú tâm vào giây phút này và tính toán cho tương lai không đối nghịch nhau. - Rất nhiều người có giây phút eureka trong nhà tắm, mà điều này có vẻ như không thể nếu người ta chỉ chú tâm hoàn toàn vào việc gãi lưng. Tính sao bây giờ?
Mình nghi ngờ là Acsimet đang chủ động nghĩ về việc giải câu đố khó của nhà vua (và giữ đầu trên cổ). Ông ta có thể đơn giản là đang siêu mệt mỏi và quyết định đi tắm để khuây khỏa đầu óc. Thậm chí ông ta có thể đang thực sự chú tâm vào việc kì ghét chân. Dù thế nào đi nữa thì cái vương miện vàng dởm cũng là điều cuối cùng ông ta muốn nghĩ tới, vì đi tắm để làm gì nếu không để 1) cho sạch 2) cho thoải mái đầu óc tí? - Luôn luôn tập trung như thế không mệt à?
Có chứ, nên mình sẽ cố gắng chú tâm khi nào mình có thể (ngồi thiền giúp rất nhiều khoản này) nhưng đến khi nào nản rồi thì mình lại ra giải khuây và tập trung vào việc giải khuây thôi 😀
Nói nhiều quá, thôi phải ra phơi quần áo. Không nên bỏ lỡ cơ hội này 😀
Đọc cái này cũng relate được khá nhiều, nhất là khoản làm việc nhà ko tử tế :)) nhưng bố em hay nói là do kĩ tính với lại hay cằn nhằn là thanh niên bây giờ ko biết làm gì cả.
Còn mất tập trung thì chủ yếu do người ta ko muốn làm cái việc đang làm. Riêng vụ ông Acsimet thì em nghĩ ông ta chủ động nghĩ về cái vương miện. Suy cho cùng thì tắm nó cũng là hành động routine và quá đơn giản đâu cần phải tập trung mới tắm được. Thậm chí nhiều lần em cố tính để dành đến lúc tắm rồi mới ponder về 1 cái gì đấy để lúc ra khỏi nhà tắm có thể tập trung làm cái khác
Ừ, công nhận là mất tập trung là vì người ta không muốn làm cái việc mình đang làm, nên anh mới đang muốn argue for cái point là anh có thay đổi cách nhìn về cái việc anh không muốn làm (phơi quần áo) thành 1 cái systematic training for the mind (ie paying attention). Tại khi em train thì em phải có stress đúng không.
Thế nên là việc em đi tắm nghĩ về 1 chuyện khác chắc chắn là đúng rồi vì lúc đấy việc đi tắm của em là để nghĩ (ví dụ việc đi xe máy trên đường của anh là để nghe podcast chẳng hạn)