Từ “Sống Cầm Cự” tới “Sống Thật Sự”

Coi Dr Strange Multiverse về xong thấy mình cũng có thể có nhiều phiên bản, và lúc nào cũng có quyền chọn 🙂

Dạo này gặp vài người bạn bên ngoài trông ổn, thậm chí có vẻ phất, mà mở lòng chia sẻ hơn tí thì biết là họ đang “cầm cự”. Nó làm mình tò mò: thế “sống thật sự” thì trông thế nào?
Tự dưng lại nhớ tới một lời dạy của nhà nhân chủng học Angeles Arrien, có lẽ là người phụ nữ cao 1m5 hấp dẫn nhất mình từng biết tới, cũng là người tiên phong trong mảng “phát triển lãnh đạo” (leadership development) trước khi nó là một nền công nghiệp vài tỉ đô.

BỐN CÂU HỎI
Hồi xưa, khi con người ta còn sống trong bộ lạc, mỗi khi trong làng có người đang chán đời sẽ được đưa tới già làng. Tới đó, già làng sẽ “chẩn đoán” với bốn câu hỏi.
Từ bao giờ
🎶 Bạn dừng hát?
💃 Bạn dừng nhảy múa?
🤫Bạn cảm thấy không tận hưởng được sự yên lặng ngọt ngào?
🤤Bạn không còn thấy được cuốn hút bởi những câu chuyện, đặc biệt là câu chuyện của đời mình?

Theo lời bà Angeles, cái y học hiện đại giờ gọi là “trầm cảm” (“depression”) hay “rối loạn tinh thần” (“mental disorder”) thì thời xưa gọi chung là *chán đời* (soul loss). Đó đều là một biểu hiện của việc mất kết nối với sự sống.
Bốn điều trên là cách mà văn hóa đảm bảo được sức sống cho mọi người ở đó.
Muốn nhìn xem một cộng đồng, tổ chức và xã hội có mạnh khỏe hay không, nơi con người ta không chỉ “cầm cự” mà “thực sự sống”, có thể để ý xem có đủ những không gian như thế không.

Cụ thể hơn
🎶 HÁT ở đây không nhất thiết là phải đi học nhạc (karaoke cũng tính, haha). Hát ở đây là sử dụng giọng của mình, đưa ra ý kiến, để chất giọng bên trong được vang lên ở thế giới bên ngoài mà không bị bóp méo vì nỗi sợ, cảm giác ngại ngùng hay sự căm phẫn. Và vì đã từng nghe nhiều giọng cười rất đáng yêu, đáng véo má và rất có giai điệu hí hí hố hố, cười nói phớ lớ với mình cũng tính là hát 😆

💃 NHẢY MÚA không nhất thiết phải là một bộ môn nào đấy đàng hoàng. Nhảy ở đây là nhận thức cuộc sống là một chuyển động, để bắt nhịp và đi vào đó.
Nhảy là kết nối với cơ thể, không coi nó là một tên đày tớ để suốt ngày bắt ép hay là một bộ mặt để suốt ngày phải đánh bóng. Nhiều khi chạy bộ, đi gym hay thể dục thể thao hay vướng vào cái bẫy này, hành hạ bản thân dưới danh nghĩa “không ngừng tiến bộ” Điều quan trọng nhất vẫn là kết nối với sự sống trong chính cơ thể mình.

🤫 IM LẶNG không nhất thiết là phải đi chùa ngồi thiền. Quan trọng là để ý tới những khoảng lặng trong tâm trí, cả bên trong lẫn bên ngoài. Có nhiều người ngồi nhấp ly rượu, hút điếu thuốc cũng là lúc để họ tận hưởng khoảng lặng.

Cái cần để ý là phía sau những suy nghĩ liên miên và cảm xúc rối bời là một sự im lặng ngọt ngào, luôn hiện diện và đồng hành với tất cả.
Bản thân mình là người một mình viết lách rất nhiều, trông bên ngoài có thể bình tĩnh chứ thế giới bên trong hay rối ren nhiều điều lắm. Nếu không có khoảng không để ngồi nhờ sự im lặng gỡ hộ mớ bòng bong này thì chắc phát điên lên từ lâu rồi.

🤤 CÂU CHUYÊN: không phải là buôn dưa lê, nói tào lao những thứ hàng ngày xung quanh mình vẫn nhai đi nhai lại.
Thay vào đó là việc để mình được cuốn theo một câu chuyện lớn hơn, kì thú hơn, một kịch bản không biết hồi kết. Có lẽ đây là lí do tại sao nơi thiếu sự sống nhất nhiều khi lại là “môi trường làm việc chuyên nghiệp”, đặc biệt là khi ai ai cũng muốn chốt ra KPI, outcome 1,2,3 thay vì thử đối mặt với nhũng chưa hề rõ ràng.

MỘT VÀI CHIÊM NGHIỆM LIÊN QUAN

  • Cả bốn mảng này đều rất rất quan trọng, nên để ý hết. Có nhiều người rất sôi nổi bên ngoài, nhảy múa hát hò karaoke banh nóc luôn nhưng luôn cảm thấy cứ trông trống ở bên trong kiểu gì ấy.
    Và cũng có những người thích thiền, thích tận hưởng sự im lặng, bình an của chùa chiền mà thấy cứ trơ trơ. Thanh tịnh quá thành ra nghiêm túc, thiếu sức sống.
  • Không cần biết mình làm kiếm được ra tiền hay không, hay công tác có ích cho đời không, nếu thiếu những điều này thì khả năng là việc mình làm chỉ có cái vỏ “làm việc tốt” mà thiếu cái lõi 🙏

ps: xem Angeles Arrien giải thích thêm về 4 câu hỏi (tiếng Anh)

Advertisement

When you comment, you care. That alone means a lot to me.

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s