Ngầu hay là Yêu?

Hôm nọ có bạn tâm sự với mình là dạo này lo cho bố. Thấy bố có thói quen sức khỏe không tốt, bạn ấy cũng lo. Thấy khó chịu khi thấy bố ngồi suốt, không đi tập thể dục.
Mình thương, nên cũng kể câu chuyện của nhà mình, hi vọng nó có ích.

Câu chuyện lớn hơn là câu chuyện về sống thật lòng với chính mình, một điều mà mình đang thực hành và chia sẻ ở các buổi Mở Lòng. Viết về chuyện này cũng hơi ghê, nhưng thôi, cứ thử mở lòng một chút.


Để kể chút bối cảnh. Nhà mình bố mất được 25 năm rồi. Đó là một cú sốc lớn với mẹ mình. Mẹ không đi bước nữa mà bắt đầu nương nhờ cửa Phật. Mẹ ở vậy nuôi hai anh em khôn lớn hai chục năm nữa, rồi năm năm trước, đủ duyên, mẹ xuống tóc đi tu ở một tu viện ở Thái.

No description available.
Trước khi mẹ sang chùa. Không có ma đâu, ảnh chỉ mang tính chất minh họa 😀



Mình với mẹ không quá thân, những cũng thỉnh thoảng gọi điện.
Hôm nọ sinh nhật, mẹ gọi điện chúc mừng mình.
Lần đầu tiên mẹ hỏi về chuyện tình cảm. Chắc tại thấy cũng lớn rồi 😄 Mình cũng kể một vài mối tình vắt vai. Cũng ngại, vì thực sự chưa bao giờ kể với mẹ.
Góc nhìn của mẹ, một người đã tương đối thoát ly thế tục, là chuyện yêu đương tình cảm chủ yếu là khổ.
Mình bảo mẹ “Vâng, con biết. Mà không phải là tại người ta. Người đồng hành với mình là kiểu cái âm li, giúp khuých đại trải nghiệm của mình lên. Vui thì rất vui, buồn thì cũng rất buồn.”

Từ trước đến giờ mình luôn linh cảm được nỗi đau trong chuyện tình cảm của mẹ. Thấy mẹ mình một mình đôi khi mình cũng chạnh lòng.

Nhân chuyện đấy, mình cũng liểu hỏi mẹ một câu đã đau đáu bao lâu nay.
“Con cũng tò mò tự hỏi mình từ lâu, và thực sự là có một mong ước muốn kể với mẹ.
Nếu mẹ có một người đàn ông đồng hành thì sẽ thế nào?“

Mẹ có vẻ né đi, không nói gì. Chắc mẹ để chuyện đó sang một bên lâu rồi. Xuất gia rồi, ai lại nghĩ tới chuyện đấy?

Mình thì vui. RẤT VUI. Có lẽ đây là niềm vui đẹp nhất đợt sinh nhật vừa rồi: được bộc lộ một điều rất quan trọng về mình cho người thân. Mình không trực tiếp biết bố, nhưng mình có nghĩ tới mẹ. Và mình có quan tâm. Mình có mong ước.


Tại sao nói lên mong ước của mình về người khác, đặc biệt là với những người thân nhất, lại khó như vậy?
Tại sao chân thành với chính mình lại khó như vậy?

Bởi vì chúng ta quá ngầu.
Ngầu??
Bởi vì người ngầu thì không cần dính líu tới người khác, không quan tâm tới người khác nghĩ gì.

Người ngầu có thể phán được câu “thân ai người nấy lo”. Ngầu kiểu tâm linh thì sẽ nói “mỗi linh hồn là một số phận. Tất cả mọi người đều đang trên con đường của mình”.

Đúng là ngầu thì dễ hơn.
Dễ hơn so với việc ghi nhận sự quan tâm và yêu thương nhau.
Vì sẽ dễ dính vào nhau. Mà dính vào nhau thì sẽ rất dễ khổ. Dễ chìm chung.
Sẽ dễ kì vọng. Mà kì vọng thì khả năng cao là sẽ thất vọng.

Nhưng mà phương án còn lại không phải là học cách chấp nhận và kì vọng thấp đi.
Đúng là có những người phải học bài học về sự chấp nhận, nhưng mình thấy còn nhiều người hơn cần học bài học về dám kì vọng.

May be an image of text that says 'pain expecting little expecting a lot disappointment'
Kiểu gì cũng thất vọng thì thà biết mình đang kì vọng rồi cứ thế mà trượt tiếp thôi 😄 Link ảnh



Mình cũng muốn ngầu các bạn ạ. Nhưng càng lớn, càng nhìn vào lòng mình càng thấy mình muốn được kết nối và yêu thương hơn.

Ngầu không còn ngầu với mình nữa.

Thân ai người đấy lo? Đúng. Không nên can thiệp vào việc của người khác. Người ta sống thế nào kệ người ta.

Nếu thực sự trong lòng mình có mong ước cho người thân của mình khỏe mạnh, vui vẻ, có những trải nghiệm đẹp, mở ra được nhiều điều, thì đó là việc của mình. Và mình có thể chọn để quan tâm tới nó hay không, quan tâm tới bao nhiêu. Rồi có bộc lộ nó ra trực tiếp hay không, hay là lại đi đường vòng, ra dấu tỏ vẻ đủ kiểu vì vẫn muốn ngầu?

Yêu thương phiền thế đấy. Nó làm xịt quả bong bóng rất to mang tên Ngầu. “Tôi là người độc lập, tự lo cho mình, tự sống cuộc đời của mình”.
Chỉ hi vọng là xịt quả bóng này thì thấy được bầu trời phía sau đó. Và mình biết là bầu trời đó, dù có nhiều mây mù bão tố, vẫn rất đẹp.


ps: Kể xong chuyện, mình ủn mông nhẹ bạn của mình, thử bộc lộ những nguyện vọng chân chính của mình xem sao. Rằng mình quan tâm tới sức khỏe của bố, mình thương bố, mình thấy khổ khi nhìn bố như vậy, và mong ước là bố khỏe hơn.

Đây là áp dụng cụ thể của Mở Lòng đây. Từ ngày thực hành bộ môn, mình đang sống thật hơn một chút.
Mình muốn thực hành và chia sẻ điều này hơn. Ai quan tâm có thể tham gia Mở Lòng online vào buổi chiều CN hàng tuần tháng 5&6 này nhé .

Advertisement

Xôi Thịt & Lý Tưởng

Hôm nay Cá Tháng Tư nhân dịp ngày lành tháng tốt, có hứng Bắt Cá Hai Tay.
Bài viết này dành cho

  • những bạn bay bay, muốn mà chưa biết tiếp đất như thế nào (lời khuyên: bay tiếp đi. Đầu nên tiếp tục đội trời, chỉ cần thò chân xuống chạm đất là được)
  • những người bạn hay đồng nghiệp có cảm tình, muốn mà chưa hiểu các bạn bay bay (lời khuyên: đây là những sinh vật quý hiếm cần được bảo tồn nhé… Ý là họ rất đáng yêu, cần được hiểu và trân trọng🤗)

Mạn phép lấy chuyện bản thân ra để khái quát chuyện đời người.
Chuyện chẳng là dạo này mình có vài lời mời rất hấp dẫn, lợi cả đôi bên.

Mình chả mất gì nhiều ngoài chút thời gian mà khả năng được đả thông kinh mạch trí não rất lớn. Người ta thì được thực hành cái họ muốn học với mình là chuột bạch.
Nghe có vẻ xuôi, đáng ra phải nhảy cẫng lên HELL YES! rồi. Thế mà mình vẫn đắn đo, vẫn e dè. Sáng nay ngồi ngẫm lại mới hiểu tai sao.

E dè đến từ đâu

Khi được mời mọc một cái gì đó hấp dẫn, nhiều người sẽ có phản ứng đầu tiên là sợ hoặc là bực.
Sợ bị lợi dụng. Bực vì cảm giác như bị lừa. “Không biết người ta có ý gì? Người ta cần gì ở mình? Người ta được lợi gì?”

Chúng ta vừa thích vừa sợ được mời, tùy vào độ to cùa lời mời đó. Trong kinh doanh người ta gọi là làm deal, trong tình cảm là tán tỉnh, ai thích bắt lỗi hơn thì dùng từ dụ dỗ hay thao túng. Bản chất vẫn là mời: mình có một cái gì đấy mình nghĩ là tốt cho họ, và mình muốn người kia thử nó.

Người quan tâm đến tâm lý học thì giải thích là trước đây đã tùng bị lừa nên sợ.
Đúng và chưa đủ. Đúng là có thể cần chữa lành những tổn thương từ những cú lừa trước đây.
Nhưng mà tất cả chúng ta đều đã từng bị lừa.
Ví dụ thực tế nhất là hầu hết chúng ta đều đã bị dân sales lừa nhiều lần với các thủ thuật chiêu trò bắt ép các kiểu như “sales sập sàn, chỉ còn 1 ngày nữa thôi, mua ngay kẻo hết” xong mua về không dùng, không có ích lắm…)
Ví dụ sâu xa hơn thì dù bạn 7 tuổi, 27 tuổi hay 70 tuổi thì bạn cũng có thể có những giây phút nhận ra là “ô hay, hóa ra những thứ trước đây người ta bảo mình không phải vậy”.
Có người sẽ “đm ông giời” có người sẽ khóc thương hay sẽ níu kéo lại ảo ảnh cũ.. và có người sẽ nuốt nước mắt xì nước mũi và tuyên bố “Oke tao sẽ đi tìm sự thật” (vd cổ điển nhất là Mr Phật)

(Bạn nào quan tâm, có thể đọc tác giả Charles Eisenstein, có vài bài dịch khá ổn tại đây. Bác ấy dành 30 năm để đi theo câu hỏi “Cái quái gì đang diễn ra với thế giới này vậy? Chúng ta đang kể câu chuyện gì cho nhau?”)

Thanh Niên Sống Có Lý Tưởng

Phía sau nỗi sợ bị lợi dụng hay bực vì sắp bị lùa đó là một viên kim cương rất đẹp. Các bạn chìa tay ra để mình tặng kim cương miễn phí này.
Sự e dè đó đến từ phần bên trong chúng ta, tạm gọi là (tèn tèn ten)
Thanh Niên Sống Có Lý Tưởng.(TNSCLT)

Ví dụ đây ạ, ví dụ để dễ hình dung thôi chứ không phải là hình mấu nhé


Bên ngoài TNSCLT có thể trông là startup founders, làm tổ chức phi chính phủ thay đổi thế giới v.v, bay hơn nữa thì là hippie đi dạy thiền & yoga hay thậm chí là bộ môn nhảy nhảy gì kì kì mà chạm lẫn nhau ý. 😉 Quan trọng nhất là bên trong họ luôn hướng tới một điều gì đó cao đẹp hơn. Nhiều người phần này rất là mạnh. Nhiều người thì đã đè nén phần này ở trong nhiều vì lí do đời sống cơm áo gạo tiền. Nó rất đẹp, nhưng vì đẹp quá mình không chịu nổi (viết đến đây, mình cũng hơi nghẹn ngào).

Thường thì tuổi thơ hay quá khứ của họ nhìn thấy nhiều nỗi khổ nên muốn hướng tới một cái lý tưởng cao hơn hẳn để cứu rỗi thực tại xôi thịt này.
(ai quan tâm, có thể đọc cuốn The Righteous Mind của nhà tâm lý học Jonathan Haidt nói về tại sao chuyện Người Tốt lại hay oánh nhau vì chuyện chính trị & tôn giáo. Một trong những tố chất bẩm sinh của con người làm cảm nhận về hai thái cực Thiêng Liêng – Tầm Thường (Sanctity – Degradation) Những người này có cảm giác mạnh về cực Thiêng Liêng nên thường khá cực đoan và hay xung khắc với những người thấy mọi thứ cũng bình thường. Ví dụ điển hình: hội Tâm Linh và hội Cơm Áo Gạo Tiền)

Lưu ý khi chơi & làm việc với Thanh Niên Sống Có Lý Tưởng

Đặc điểm lớn nhất của TNSCLT là họ thực sự không đề cao cái lợi bản thân lắm đâu. Nói con số nôm na ra thì nếu một phi vụ mà họ được lợi 3 bạn được 7 (tổng = 10) so với họ được 2 bạn đươc 18 đi (tổng = 20) thì họ sẽ chọn theo logic của phương án B. (và họ sẽ nói là họ không dùng logic, hahaha)

Có người sẽ nghĩ nó là ngây thơ, có người nghĩ nó là cao thượng, có người nghĩ nó là ngu… Sống như thế thì có lợi gì?
Muốn hiểu thì đây là logic của các bạn ấy này: lợi nhất là được sống theo lý tưởng.
Giống kiểu theo đạo ấy. Sống theo đạo có lợi gì? Được sống theo lý tưởng tinh thần, trong đầu đỡ phải nghĩ nhiều về những quyết định nhỏ.
Không biết chọn con đường nào? Check lại xem lý tưởng là gì, giá trị là gì, làm theo luôn, sống thuận hơn nhiều, sướng.
Nó cũng là một loại lợi ích. Nói lí thuyết tạm vậy thôi chứ sướng như thế nào thì phải thử mới biết.

Đọc đến đây, bạn nào đầu óc kinh doanh có thể sẽ nghĩ ĐƯƠNG NHIÊN DÂN KINH DOANH NGHĨ NHƯ VẬY? Thay vì chia mỗi người một phần nhỏ, tại sao không “làm cái bánh to ra” (expand the pie) đúng không?

Đúng. Lý thuyết là thế. Chỉ đáng tiếc là giới kinh doanh đã từ lâu mang tiếng xôi thịt vì thực sự cũng có nhiều người xôi thịt thật.
Có bao nhiêu người dám thật lòng nói là mình dám chọn phương án B, thiệt một xíu cho cái lợi chung? Làm kinh doanh mà để bản thân thiệt thì phá sản à?

Nhầm nhé. Ai muốn xem ví dụ của người giỏi kinh doanh xôi thịt nhưng cực kì có lí tưởng đến mức không cần kiếm tiền mà vẫn siêu giàu và siêu có tầm ảnh hưởng, hãy nhìn thầy Goenka dạy thiền Vipassana. Ngả mũ bái phục.

(Note: Ai là dân kinh doanh mà có phần TNSCLT mạnh mẽ như vậy thì comment & nhắn cho mình nhé. Muốn kết bạn, làm quen & học hỏi. Mình cũng muốn sống theo cách B nhiều hơn..
Mình khá ngạc nhiên là sống được gần 30 năm rồi mà vẫn còn chút xíu lý tưởng ngây thơ trong sáng 😂 Hi vọng lớn nhất là sau khi va chạm hiểu đời nhiều hơn thì vẫn giữ được nó. Cũng hơi sợ và buồn vì có thể sự ngây thơ trong sáng đó sắp phải ra đi. 😥)


Kinh nghiệm làm việc
Bạn cần nhấn mạnh là trong bất kì một trao đổi nào đó ngoài việc có lợi cho đôi bên (nếu bạn là dân kinh doanh chắc bạn hiểu điều này rùi) còn có một điều gì đấy lớn hơn, kiểu 1 + 1 > 2, một cái tầm nhìn vĩ đại hơn, đẹp hơn như “một thế giới nhìu tình yêu thương hơn” hay kiểu “không chỉ có mỗi chúng ta được lợi mà còn vô vàn những người khác”

Khi nghe được điều đó thì phần Thanh Niên Lý Tưởng sẽ được an ủi “ừ, cuộc sống không chỉ có xôi thịt như vậy đâu” và sẽ bớt phản kháng.


Một trong những nỗi buồn lớn nhất của TNSCLT là gần như chả ai hiểu mình.
Ví dụ gần nhất: dạo này mình nhận được phản hồi là có vẻ như mình đang tán tỉnh tất cả mọi người xung quanh, đặc biệt là phụ nữ.
Lúc đầu mình không để ý là mình đang làm việc đấy, giờ được chỉ ra thì thấy cũng đúng.
Mình đang “để mình được dụ dỗ” bởi một viễn cảnh đẹp hơn là một thế giới nhìu tình iu hơn mà. Chỉ là cái bối cảnh đấy không phải là “nơi đấy chỉ có em và anh hát tình ca Ngô Thụy Miên” mà là thơ Rumi
“Ta xin hẹn gặp nhau
Nơi Đúng-Sai vắng bóng
Ta xin hẹn gặp nhau
Nơi trái tim mở rộng“
((Out beyond ideas of wrongdoing and right-doing, there is a field. I’ll meet you there – Rumi – bản dịch của anh Đặng Hoàng Trung )

Khi mình có nhìu tình iu trong lòng thì cũng đóng góp vào tổng số lượng tình iu trên thế giới này, tại sao không? 😄


Nói đến đây chắc có người cũng hỏi
Ê KHUYẾN NẾU MÀY CHỈ CHO NGƯỜI TA HẾT THÌ ĐỂ BỊ LỢI DỤNG À?
Ơ nhưng mà từ bao giờ cái từ “lợi dụng” được hiểu theo nghĩa xấu thể nhỉ??
“Lợi dụng” là “được dùng có lợi”. Tất nhiên là muốn được dùng rồi, được dùng tốt! Một trong những niềm vui lớn nhất trên đời, đặc biệt là với TNSCLT, là được hết mình cho một điều gì đấy lớn hơn mình mà, kiểu được ông trời tuyển làm nhân viên trọn đời ý, đảm bảo công ăn việc làm. Dù chưa chắc đã sướng theo kiểu cơm áo gạo tiền nhưng chắc chắn sướng theo kiểu luôn cảm thấy đi đúng đường. Sướng phết!

Ê, THẾ MÀY LÀ DẠNG NÀO?
Cả hai. Cả Xôi Thịt lẫn Lí Tưởng 😀
Và bạn cũng vậy. Dù bạn có không chấp nhận nó thì bên trong bạn vẫn có cả phần Xôi Thịt và phần Lý Tưởng. Tâm Linh & Cơm Áo Gạo Tiền. Sống như nào mà để mấy phần đó yêu nhau thay vì choảng nhau là nghệ thuật sống đó..

Lời kết nhân kỉ niệm ngày Cá Tháng Tư.
Lý tưởng sống là lời nói dối chân thật nhất mà bạn có thể nói với chính mình. 😎 Trên con đường đi theo sự thật xin chớ quên tận hưởng những lời nói dối ngọt ngào 🤤
Đấy, các bạn hãy khen mình đi, like đi, share nhiều nhiều đi haha.

Vài nhắn nhủ khi order từ anh Trụ

Dạo này mình có chỉ cho kha khá bạn về việc đặt hàng từ vũ trụ (i.e cầu giời). Nhân ngày Quốc Tế Tình Bạn, mình viết bài tặng cho các bạn dân chơi bay bay mình rất yêu mến để nói rõ hơn chút, hi vọng có ích tí .
Hôm nay mềnh sẽ toát giọng bít chy ra một tí, các bạn hít một hơi thở với mềnh nàoooo.


Một điều nhiều người biết nhưng không để ý: Luật Hấp Dẫn phiên bản 2021 là thích gì trên FB sẽ hiện ads của Shopee Tiki Lazada ngay! Anh trụ bây giờ vừa đăng ký gói thầu với nhà mạng để luôn xuất hiện trên màn hình điện thoại của bạn rồi đó.
Nhưng đừng quên là vẫn phải click vào ads và cuối cùng cũng phải trả bằng tiền, sự chú ý hoặc cả hai nha 😄
Anh Trụ thì vô vàn mặt hàng thượng vàng hạ cám, bạn có thể order bất kì điều gì từ ảnh, với cam kết là thực sự thành tâm khả năng là có NowShip tận nơi luôn.
Bước một là liệt kê rất rất thành tâm ra những điều gì mình thực sự muốn, order phải chuẩn thì giao hàng mới đúng được.
Lâu lâu được bữa trưa miễn phí (free lunch cho các bạn thích Kinh Tế Học) thì cúi đầu lạy thần linh nhưng mà đợi mỗi thế thì mỏi miệng lắm.

Bước hai quan trọng ko kém. ORDER XONG PHẢI THANH TOÁN NHÉ.

Không chỉ bằng ngân lượng hay con số kaching trong tài khoản (cũng quan trọng phết đấy, chậc) mà còn là nhan sắc, độ hấp dẫn và hay ho về tính cách (chủ yếu cho các Tiên Nữ) và đẹp zai khoai to nhà cao cửa rộng xe xịn có học thức v.v (chủ yêu cho Tiên Nam). Ngoài ra thì còn có thời gian công sức (sắn sàng dành bao nhiêu để có được món hàng này) và khả năng & chất lượng của sự để ý (ability to pay attention & the quality of attention) nói chung.

Cái cuối cùng là cái đắt nhất mà khó quy ra hiện vật giá trị nhất nhá. Bạn đã bao giờ được một người khác để ý ngắm nghía khen ngợi rồi hỏi han bạn thật lòng chưa? Bạn thấy phê không? Đấy, sự để tâm là một loại “tiền” bạn có thể dùng để chi trả cho món hàng anh trụ gửi tới bạn đó.
Tuy nhiên vì nó vốn dĩ vô hình nên rất khó định lượng 😥 Mình làm công tác Hoa Tiêu Đời (i.e gợi cho bạn thấy con đường của anh trụ đã vạch ra và ủn mông bạn đi thay vì ngồi nhặt lá đá ống bơ) được nhiều bạn bè nhận xét là “mày rất quý nhưng quá bay bay tao không biết dùng mày như nào hay thôi chúng ta làm bạn thôi”.
(5 phút quảng cáo: mình ngoài bàn phím, nụ cười tòe toẹt và sự già khú đội lốt thân sinh lý của học sinh cấp 3 thì còn nhiều nghịch lý lắm các bạn từ từ khám phá nhé ahehe)

Bạn sẽ có những gì bạn (vô thức) muốn, i.e góc tối của Luật Hấp Dẫn.

Luật Hấp Dẫn dịch ra tiếng Việt là “ngưu tầm ngưu mã tầm mã”. Còn ngưu mà muốn tầm mã thì phải học cách làm mã 😫 Và chắc chắn lúc đầu sẽ muốn kháng cự & oải.
Không biết bạn như nào chứ nghĩ tới chuyện PHẢI làm mã mình cũng oải lắm.
Nhưng mà sau khi bao nhiêu người đã mắng yêu mình “tao biết mày có tâm hồn đẹp nhưng mà bên ngoài của mày thì… chúc may mắn”
mình bắt đầu ngộ là may mắn cũng ở trong tay & chân mình làm ra. Thích bay bay nhưng lại đang học cách quy thuận theo ý anh trụ muốn mình làm việc. Mới nhận ra mình là người thích sự tra tấn bản thân bằng cách vứt mình vào những tình huống làm mình căng cứng khó xử như vậy. Đó là những gì mình (vô thức) muốn. Bây giờ gọi tên ra được nó rồi thì cười thôi, được đời tra tấn thích mà, một kiêu BDSM với đời đó 🤣
(ai muốn hiểu sâu hơn, bài này sẽ liên quan tới series Khổ có gì SướngSướng có gì KhổCàng Khổ Càng SướngThích Kiểm Soát)

LẤY LAO ĐỘNG LÀM NIỀM VUI TRONG KHI ĐỢI SHIP HÀNG

Nếu bạn tham gia chạy marathon rồi lách vào đường tắt lấy cái xe máy chạy vèo cái đến đích thì bạn có làm không? (Cứ tự nhiên trả lời nhé, mình sẽ chỉ dám đánh giá ngầm trong lòng thôi 😅)
Trong phim Wonder Woman 1984, công nương Diana Prince chọn đường tắt để thắng trong cuộc thi Hội Khỏe Phù Đổng xong rồi bị phát hiện cho ra de. Mặc dù mình rất mê chị đại Gal Gadot (chắc nhìu ng khác cũng mê nhờ..) nhưng mà ăn sẵn như vậy thì no no no nha các bạn ei.
Anh trụ có thể yêu thương bạn vô điều kiện là một chuyện. Đấy là việc ảnh nhận đơn và ship cho bạn. Còn phần có điều kiện là bạn vẫn muốn lao động.
Trong lúc đợi anh trụ ship đơn hàng free 0 đồng thì bạn có muốn làm gì không? Bạn có thể há miệng chờ sung hoặc rung cây sung, hoặc như mình thì sẽ bày chuyện ra để làm trong lúc đợi bởi vì tay chân của mình sinh ra đã thích làm chuyện ấy rồi.
Gặp các bạn bay bay mình cũng nghĩ nếu mà mình cũng chơi chơi thả lỏng hơn tí thì sao nhỉ? Nghỉ ngơi tí có chết ai không nhỉ? Nhưng rồi thú thật thì thấy bản chất của mình là một con người chăm chỉ, yêu lao động. Có một phần bên trong là con ong thợ các bạn ạ, cặm cụi lọ mọ suốt ngày. Và mình rất iu phần đó ehehe.
Có câu thơ “Niềm vui của tâm hồn đến từ việc mình làm” (“The soul’s joy lies in the doing” – Khalil Gibran) nó như thế đó.
Lúc đầu việc phải làm có thể khó chịu nhưng là vì mình phản kháng thôi. Khi sự phản kháng dần dần hết thì sẽ thấy nhẹ hơn.
Hòn đá nặng 20kg vẫn chỉ nặng 20kg, nhưng bê hòn đá đó với sự “dm ông trời” trong lòng thì nặng hơn nhìu. Anh trụ nhạy lắm, chỉ hơi phát ý một cái là ảnh biết ngay.

THẾ GIỜ NHƯ NÀO? GIỜ NÊN LÀM HAY KHÔNG LÀM?

Một trong những câu yêu thích của mình là “take it easy, AND take it”, dịch nôm na là “làm nhẹ nhàng thôi, mà vẫn nhớ làm nhé”.
Làm ở dây có thể là ngồi thiền, chăm sóc vườn tược hay viết bài, đi nói chuyện với người này người nọ, gửi email follow up đối tác khách hàng, lên apps quẹt trái quẹt phải hay là ngồi chiêm nghiệm để hiểu và thật lòng với mình hơn.
Bạn sẽ biết nó là việc quan trọng khi bạn thấy mình hơi có sự phản kháng với nó lúc đầu nhưng nếu dần để tâm vào đấy thì làm cũng thấy thích (ví dụ như đi tập thể dục).
Là một thanh niên bay bay đang học cách tiếp đất, chính mình cũng đang học cách cam kết (commit). Đã chọn làm việc đấy hay theo một con đường nào đấy thì mình sẽ theo nó cho đến ít nhất ngày hôm sau, còn việc cá nhân mình vui hay buồn không liên quan đến thế.

KẾT: CUỐN THEO CHIỀU GÌ?

Học từ Nemo đi nào

Nói đến vụ này mới thấy cần nhắc là “go with the flow” không phải thả lỏng buông hết theo team #banhbeo đâu nhá.
Các bạn đã bao giờ làm một dự án rất hay ho với những người cực kì thú vị, được trả tiền hậu hĩnh rồi cảm thấy năng lượng bay lên tận nóc chưa? Đó mới là The Flow nhé, nó gọi là “bay mất người theo đại hồng thủy” chứ không chỉ là “cuốn theo chiều gió” hay là “bèo dạt mây trôi” đâu.
Chẳng thà tự nhận là dạo này em đuối nên chỉ cuốn theo dòng suối.
Mình nói thế vì mình cũng từng như thế nên thấy động lòng trắc ẩn trào dâng cuồn cuộn thương các bạn giống mình, các bạn đừng bồ Tát ném gạch mà chỉ vẩy nước vào mặt mình thôi nha ahihi.
Mình yêu các bạn bay bay lắmmmmm chúc các bạn một ngày Quốc Tế thiệt nà Hạnh Phúc.
ps: làm quả ảnh bay bay nữa cho nó thần tình 🙂

Cuốn theo Đai Hồng Thủy nha các bạn

Trèo cây và nghịch lý cô đơn

Tựa: bài viết này là bài số 2 trong series 3 bài những ngẫm nghĩ về cuộc sống từ sự kiện Hội Đông Toàn Thân. HI vọng nó sẽ gợi cho mọi người nhiều điều suy ngẫm.

Cây này phải cao ít nhất 15m! Nhìn người ở dưới mà áng.

Có hôm thứ 7 được lên Chạm Ngẫu Hứng giữa đồi thông, lên đến đỉnh đồi thấy một cây thông với một cái chạc to và thấp, mình nối hứng không chỉ muốn chạm vào cây mà còn muốn trèo lên.
Trước khi trèo, mình có dành ra vài giây để xin phép đàng hoàng.
Mới hiểu là trân trọng người khác không chỉ có kiểu nhẹ nhàng nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa. Còn có thể trân trọng qua cách hết mình.
Lúc mới trèo lên chạc cây thấp tầm ngang người và ngồi ở đó ngắm xung quanh, mình đã thấy vui vẻ mãn nguyện lắm rồi. Ở đó một lúc xong định xuống, mình lỡ mắt ngước nhìn lên trên.
Cây thông này như sinh ra để mời mình leo lên vậy. Giữa cả một khoảng thân cây dài hơn năm mét chỉ có một vài mấu cây nhỏ vừa đủ để leo. Vừa leo chân lên từng bước, vừa thò tay tìm thêm mấu tiếp theo.
Cứ leo lên leo lên mãi, nốt thêm một chạc cây nữa cho tới khi lên tới đỉnh.
Lâu lắm rồi trong lòng mới hân hoan như vậy.
Khi leo cây rồi bạn mới hiểu nó yêu cầu sự tin tưởng tối mực thế nào.
Tin vào bản năng của chính mình, tin vào cây để dám dựa vào đó, tin là cây sẽ đỡ được mình, tin là cây thực sự muốn mời mình lên.
Trong đời có mấy khi thực sự tin tưởng một người khác như vậy??
Là một người vốn cẩn trọng với thời gian công sức của (“bệnh quá tỉnh táo”), mình được một giây phút đê mê hết mình quên đi gần như tất cả. Thế này không phải là yêu thì là gì?
(Giờ mới thực sự hiểu cảm giác được CHO LEO CÂY sướng đến mức nào 😄 Lần sau ai cho leo cây mình leo ngay)

Nghịch lý của nỗi cô đơn

Lên đến ngọn cây rồi mình mới ngẫm lại. Câu chuyện lớn hơn là chuyện thấy mình cô đơn, lạc lõng trong một nhóm người xa lạ.
Còn đau hơn nữa là cảm thấy như vậy với những người mà đáng ra mình phải thấy kết nối.
Buổi sáng mùng 2 có một bạn can đảm chia sẻ. Tối hôm trước, khi mọi người đang nhảy múa, bạn ấy cảm thấy không kết nối được với ai và rất tủi thân nên tự đi lên đồi thông một mình để được an ủi.
Khi bạn ấy đã thấy nguôi ngoai và có thể kể với mọi người về trải nghiệm khó khăn đó, mình nhớ tới một cảnh trong phim Mùa Cỏ Úa khi Nhạc sĩ Trần Tiến ngẫm lại về đời người: “Con người không trưởng thành trong bão tố hay chiến tranh. Con người chỉ trưởng thành trong nỗi cô đơn.” Bác trầm ngâm rồi nói tiếp “nếu không tuyệt vọng”.


Có một điều rất đẹp và rất kì lạ là khi con người ta dám bộc lộ nỗi cô đơn của mình để người khác có thể lắng nghe thì lại thấy bớt cô đơn đi phần nào. Cô đơn cùng nhau thì nguôi ngoai hơn!
Quan trọng hơn và kì lạ hơn là muốn trưởng thành cùng nhau thì phải trân trọng nỗi cô đơn của nhau. Phải chấp nhận là dù có thân nhau đến mấy tri kỉ tâm đầu ý hợp đến mấy thì cũng sẽ có lúc thấy nhau như người lạ, ở cạnh nhau mà không thấy nhau, càng ở gần hơn càng cảm thấy cô đơn hơn.
Đó là nghịch lý của nỗi cô đơn.
Trên đời liệu có ai sẵn sàng cho điều đó? Sống vỡ lòng là sống với những nghịch lý như thế đấy.
Đây là điều tất cả cặp đôi dù có tri kỉ mấy cũng dần đần vỡ mộng và ngộ ra: tại sao tôi chọn anh vì nghĩ rằng anh sẽ giúp tôi bớt cô đơn mà rồi vẫn có lúc tôi thấy càng cô đơn tợn??
(đang hình dung ngỏ lời cầu hôn bằng cách sửa lời bài hát quen thuộc thành “Anh muốn cô đơn với em trọn đời” 😂)
Điều này dẫn tới một câu hỏi quan trọng khác.

Khi bạn cô đơn, bạn cần người khác ở bên làm gì?

Bình thường khi người ta cô đơn thì sẽ tìm bầu bạn.
Một phần người đó sẽ giúp bạn khuây khỏa. Nhưng một phần nào đó bạn cũng sẽ dần nhận ra rằng, giống như cực Bắc không bao giờ mất đi, nỗi cô đơn cũng không bao giờ mất đi vậy.
Món quá vô giá từ một người khác là thấy bạn, thấy nỗi cô đơn và trăn trở của bạn và trân trọng nó. Cho đến khi bạn có thể trân trọng nỗi cô đơn của chính mình.
Nỗi cô đơn không muốn bị coi khinh. Cô đơn không cần thiết phải là căn bệnh cần phải kê thuốc hay một vấn đề cần phải giải quyết.
Cô đơn có thể là liều thuốc ngọt khi ta biết nếm nó từ từ.
Nếu giải pháp cho nỗi cô đơn chỉ đơn giản là có thêm người ở xung quanh thì tại sao vẫn có cảm giác lạc lõng khi xung quanh có bao nhiêu người?? Rõ ràng con người ta đang hướng tới một sự kết nối sâu hơn thế.

Có một giây phút mình cảm nhận được điều này thật rõ rệt, một nỗi cô đơn thấm vào trong tận xương tủy: chúng ta đều cô đơn trong giây phút cuối. Dù xung quanh giường nơi mình trút hơi thở cuối cùng đó có bao nhiêu người thân yêu đi chăng nữa thì chỉ có mình là người sẽ được đưa qua cánh cửa đó tới một thế giới khác.
Đó cũng là lí do tại sao thiên nhiên (hay còn gọi là thế giới hơn-cả-người từ cây cỏ động vật gió đồi và không nhất thiết là siêu phàm thần tiên gì) có thể cho ta cảm giác được an ủi.
Không biết bạn như thế nào, nhưng khi mình ở trên đỉnh ngọn cây đó và ngẫm về nỗi cô đơn, điều mà tán cây và cơn gió giữa ngọn đồi bao la nói với mình không phải là một lời động viên “Mày không cô đơn đâu” mà là một sự công nhận “Tao biết. Tao biết. Tao biết mày cô đơn”.
Và điều đó làm cho phần mong manh nhất bên trong mình cảm thấy được lắng nghe. Đó là phần hiểu được sự thật khó chấp nhận nhất trên đời: “chúng ta đều cô đơn trong giây phút cuối”.
Điều này thì liên quan gì đến cuộc sống hằng ngày?
Thứ nhất, khi mình thực sự chọn con đường sống đúng và thật thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự thật khó nghe này.
Thứ hai, khi mình hiểu được điều này thì mình có thể ở bên cạnh người khác, chưa kể là dẫn dắt, lãnh đạo họ.
Có một chị bạn bảo mình chiêm nghiệm về việc mình làm trưởng dự án đợt này “Làm lãnh đạo thì xác định là cô đơn em ạ”.
Mình trả lời “Em biết em cô đơn, vì thế em mới làm lãnh đạo”.
Đôi lúc lại thốt lên một câu sực mùi sự thật như thế.
Cô đơn là động lực, không nhất thiết phải là hệ quả.


CỐ QUÁ LÀ QUÁ CỐ
Một câu chuyện hay xảy ra trên sàn nhảy cũng như cuộc đời là chuyện làm sao để kết nối với người khác.
Có một bạn khác trong Hội Đông cảm thấy rất bế tắc, vì dù đã cố gắng hết mình nhưng kiểu gì cũng không kết nối được với những người xung quanh.
Lại một nghịch lý khác: con người muốn kết nối và cần kết nối. Nhưng càng cố kết nối thì càng lại gậy ông đập lưng ông.
Điều này lúc nhảy Chạm với nhau thấy rõ nhất. Có những lúc cố gắng nhảy hết mình với một người khác mà thấy cứ có cái gì lệnh lệch sai sai.
Càng cố kết nối thì càng mất kết nối! Trong khi có những lúc hai ánh mắt mới bắt được nhau thôi mà đã cảm thấy có luồng điện chạy qua rần rần. Thế là như nào?
Cái tôi-thích-phấn-đấu của chúng ta hay nhầm rằng “Tôi phải đi kết nối”. Đúng là cần cái ý định đấy đầu tiên, ví dụ như chủ động nhắn tin rủ người khác đi chơi. Tuy nhiên kết nối thật sự thì nỗ lực thôi chưa đủ mà cần có nhận thức. Bạn chắc hẳn nhớ một lần nào đó đang đi trên đường nhìn thấy một người đi qua mỉm cười với bạn một cái đủ để làm mình ấm lòng cả ngày? Lúc đấy là khoảnh khắc mình nhận ra rằng kết nối không chỉ là một việc mình làm mà là bản chất của mình.
Cứ cố gắng nghĩ tới việc “làm thế nào để kết nối với bạn nhảy của mình” thì càng dùng lý trí để làm một việc rất tự nhiên của con người.
Nó giống như dùng búa để tưới nước, NHẦM CÔNG CỤ!
Thế phải “làm” sao? Thở ra, để người mình thoải mái, để sự chú ý tới không gian này, tới người mình, tới người kia, tới điểm kết nối… Nó dễ hơn mình nghĩ.

Cụ thể như thế nào, lần sau sẽ viết tiếp…

Phần 3: Tại sao Sống Với Nhau Lại Khó Thế?

Càng Khổ Càng Sướng

Phần 3 trong series, phần 1 Khổ có gì Sướng và phần 2 Sướng có gì Khổ.

“Em còn không biết là em cứng đơ như thế”.
Một bạn nam trong lớp Chạm Ngẫu Hứng cuối năm hôm nọ chia sẻ. Lớp nhỏ, có mỗi sáu người, nên mọi người cảm thấy thoải mái hơn.
Bạn này nhìn qua FB ads, tò mò đến làm mình rất vui, vì chả mấy khi gặp người dám đi theo sự tò mò của mình.
Làm một bài tập nhỏ để hai bạn một cặp, một người đứng yên thoải mái, còn bạn kia thì nâng tay bạn đứng yên lên để cảm nhận xem cái tay của người kia nặng nhẹ thế nào.

Được cặp với một bạn nữ xinh xắn, bạn trai này người cứng đơ, cứ nhìn mình xem phải làm thế nào. Thấy bạn ý căng như dây đàn, mình ra dấu cho bạn ấy hít một hơi thở vào người rồi nói nhỏ “Không cần nhìn, mất tập trung, để sự chú ý của mình vào lòng bàn tay của mình rồi tự mình xem.” Bạn ấy cũng rón rén nâng tự mình nâng được, nhìn vừa tội vừa dễ thương.

Chán chả muốn giúp người khác nữa

See the source image
Chán lắm rồi, những thứ trước đây vui nhất nhất bây giờ cũng nhạt

Dạy người mới, nhiều khi mình mất kiên nhẫn. Kiểu nản “ôi mấy cái căn bản này mà mất công giải thích”, hay phán xét “ôi, gặp bao nhiêu vấn đề như vậy không biết bao giờ mới khá lên” hoặc lo lắng về khả năng của chính mình “thấy nó cứ đơ đơ, chả hiểu có thấm được cái gì không”.

Nhìn thấy người ta như vậy, phản xạ đầu tiên của mình là nửa thương, nửa chán. Thương vì thấy người ta kẹt. Chán vì thấy con đường phát triển còn dài và nhiều trắc trở quá.

May mắn thay, người mới thì thấy sự thay đổi rõ rệt nhất. Mới tập gym thì tăng nhiều cơ bắp nhất. Mới thực hành chữa lành thì vỡ ra được nhiều chuyện nhất. Mới yêu cũng đê mê nhất.

Rõ ràng là trong những công tác giúp ích cho người khác thì một niềm vui lớn là thấy sự thay đổi của khách hàng, học sinh, bệnh nhân hay những người thân xung quanh. Thấy người ta sống sướng hơn, mình vui, lại có động lực để làm tiếp.

Nhưng lắm lúc chán thì phải làm sao?


Một bài học rất lớn mình đang ngấm dần đợt này là câu chuyện như thế nào là có ích với người khác. Có một câu hỏi nhiều người làm công tác giúp đỡ như tâm lý, điều phối, chữa lành, giảng viên hay coaching hỏi “Làm thế nào để không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi năng lượng của khách hàng”?

Làm việc với khách hàng, lắng nghe và cảm thông nỗi đau của người ta, ai cũng nghĩ đương nhiên mình cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không buồn cho họ thì cũng buồn cho đời, buồn vì tại sao đời có người khổ như vậy, buồn vì cuộc sống ra sao mà lại để con người lâm vào hoàn cảnh như vậy…
Một cách vô thức, mình ôm nỗi sầu nhân tình thế thái vào lòng, để nó thành một nỗi buồn man mác.

Câu chuyện này nghe có quen quen? Thế thì phải làm sao?

Câu trả lời lý thuyết mọi người thường nghe là “đừng có dính vào”. Thực hành sự “xong là xong”. Như một cái chảo chống dính đó, lúc rán trứng thì rất nóng, rất nồng cháy, nhưng xong rồi thì hớt ra thôi.

Nhân tiện xuất khẩu thành thơ:

THƠ TÌNH CHỐNG DÍNH
“Tìm đâu ra được hỡi người yêu
Như chảo chống dính, chẳng cần nhiều.
Lúc mới chiên trứng thật nồng cháy.
Trứng chín thì hớt, không dính nhiêu.

Bonus: chống dính nhiều lần, không thì tiêu”

Khuyến

Nói lý thuyết dễ vậy thôi, nhưng đối với rất nhiều người rất khó. Tại sao?

Thực sự là rất nhiều người bắt đầu đến với công việc giúp đỡ đang làm là vì lòng trắc ẩn. Mình nhìn thấy người ta đang kẹt như vậy, trong lòng mình tình thương trỗi dậy, muốn giúp người ta. Không thể bảo là bỏ lòng trắc ẩn đi, đừng có quan tâm đến khách hàng nữa 😶

Thế nên câu hỏi sẽ là “Mình cần nuôi dưỡng thêm điều gì để bổ trợ cho tình thương?”

Câu trả lời có thể sẽ không như bạn dự đoán.

Mình buồn cho người khác vì mình vẫn đang buồn cho mình

See the source image
Khi chưa hồi lại sức mà đã phải đi làm giúp người khác

Để mình lấy ví dụ bản thân.
Mỗi lúc chán như vậy, mình cũng thấy khó chịu lắm. Rồi nhớ lại quá trình trưởng thành của chính mình.

Bản thân mình trước đây cũng khổ lắm. Lo lắng đủ thứ, dồn nén bao nhiêu cảm xúc khó chịu trong người, rồi mọi thứ bên trong bên ngoài cứ lung tung beng hết cả lên.

Từ ngày quan sát và thực hành nhiều thứ khác nhau và bắt đầu ngộ ra, thấy gỡ được bao nhiêu nút thắt. Thấy mình đỡ bị chi phối bởi những phản ứng khó chịu như lo lắng, phán xét hay căm phẫn chính mình và người khác. Thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều.

Chắc các bạn cũng có câu chuyện tương tự như vậy.

Khi chính mình nếm trái ngọt và sống sướng hơn, tự dưng đến một lúc mình sẽ muốn san sẻ cho người khác. Đó cũng là lí do bạn bắt đầu làm nghề này đúng không? Mặc dù không cần và không thể giải quyết hết vấn đề của mình nhưng ít nhất cũng giải quyết được phần nào thì mới có cái giúp người khác chứ?

Dành một vài phút để ngẫm lại quá trình trưởng thành của chính mình.
Rõ ràng từ khi bắt đầu quá trình này, bạn đã không ít thì nhiều bớt khổ và sống sướng hơn đúng không?
Nhìn lại chặng đường như vậy bạn thấy buồn hay vui?
Rất vui, rất tốt đúng không?

Thế lúc gặp người tìm đến mình cần giúp đỡ vì họ đang khổ, tại sao mình lại buồn thay vì vui cho tương lai tươi sáng đang chờ đón họ???

Dừng lại vài giây để hỏi chính mình câu hỏi này.

Lần đầu tiên nghe câu hỏi quá xoáy như vậy, mình đứng hình, suýt rụng tim. Ừ nhỉ, tại sao?
Tại sao mình hay quên nhìn thấy tiềm năng và tương lai tươi sáng cho người ta mà chỉ nhìn thấy nỗi đau hay vấn đề?

Câu trả lời mình ngộ ra khi nghe Dr Gabor Mate, một bác sĩ rất nổi tiếng về lĩnh vực sang chấn tâm lý và sự nghiện ngập, nói về trường hợp này ở cuối bài nói chuyện (phút 33).

Mình thấy khổ vì mình chưa thực sự ghi nhận và ăn mừng quá trình của chính mình.

Cũng giống như phải có ăng ten thì mới bắt được sóng, phải có khả năng đón nhận thì mới nhìn thấy điều đó của người khác. Khi mình nhìn thấy nỗi đau của người khác, nó sẽ gợi lên một nỗi đau trong mình. Đặc biệt là nếu mình đã từng trải qua một chuyện tương tự, mình càng cảm thông cho người ta hơn. Đây là một điều rất đẹp, rất giàu tình người.
Duy chỉ có một điều.
Khi mình chỉ nhìn thấy nỗi đau và quên mất đi tiềm năng vốn sẵn của chính mình, mình cũng sẽ bỏ qua tiềm năng của người khác.
Khi mình không còn nhìn thấy tương tai tươi sáng cho họ mà chỉ thấy những đau khổ, khi mình bị cuốn vào đến mức thấy mình phải gồng lên và vận sức để giúp người ta thì tức là mắt mình hơi bị mờ rồi.
Cần nghỉ một chút.
Mắt kém thì chỉ có nghỉ thôi chứ không cố nheo mắt làm liều được đâu, không là làm ơn mắc oán đấy.

Câu hỏi là luyện mắt như thế nào?

Nhìn đời lưỡng cực

Nhìn đời như nhìn mèo, ôm cả lưỡng cực..

Mình tự nhỏ đã bị luyện thành nếp nhìn trắng đối nghịch với đen, tốt đối nghịch với xấu rồi nên phải từ từ học cách bỏ cách nhìn cũ đi.
Ví dụ chung nhất, người ta hay nói là năm nay 2020 là một năm tệ bạc cho cả thế giới. Nhưng sự thật là cuộc sống này vẫn luôn tồn tại song song giữa những sự thảm khốc và những điều đẹp đẽ không tưởng. Từ thuở chí kim đến giờ đã có những người yêu nhau đến mức sẵn sàng hi sinh cho nhau và cũng có những người tàn sát lẫn nhau.

Đời về căn bản là vừa buồn vừa buồn cười. 😥😄 Nghịch lý đâu có dành cho ai hiểu.

Làm việc với con người cũng thế. Nếu làm đúng, có khi mình vừa khóc vừa cười. Buồn vì nhân tình thế thái, vì sao con người lại đâm ra nông nỗi này. Vui vì nhìn thấy được tiềm năng của họ, như nhìn quả trứng thấy được chú gà con bên trong.

Nói riêng tới công tác con người, lại nhớ một người thầy từng chia sẻ với mình: “coaching không phải là điều bạn làm mà là cách bạn sống”. (“Coaching is not something you do. It’s who you are. It’s a way of life”)

Thế thì cách sống đấy là gì? Giống như ngắm một bức tranh thì thấy được cả màu trắng và đen, nhìn thế nào để thấy được ngay trong khoảnh khắc này vừa là trở ngại khó khăn, vừa là tiềm năng vô hạn.

Làm sao để nhìn thấy và chấp nhận được cả hai thái cực, cả thực tại đau thương và tương lai tươi sáng?

Làm sao để vừa thương vừa yêu, khi thương vì thấy khổ còn yêu vì thấy những hạt giống ở bên trong họ sắp nhú ra đẹp quá?

Đặc biệt là cho những người làm công tác con người, từ bác sĩ, chữa lành, coaching cho tới quản lý và lãnh đao, càng phải luyện cách nhìn như vậy.

Nghe có vẻ sai sai, nhưng khi nào đạt đến cảnh giới là càng thấy nhiều nỗi khổ thì càng vui vì nhìn thấy nhiều tiềm năng để biến khổ thành vui thì chắc lúc đó đắc đạo. 😄 Thấy bản thân mình còn xa cảnh giới đó lắm, giờ thấy ai hơi khổ một tí là mình đã ne né ra rồi. Nhưng mà không sao, ít nhất là còn biết đích đến để hướng tới.

Luyện cách nhìn và cách sống như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho việc mình làm.
Cách để ý và sự hiện diện của chính bản thân mình sẽ thay đổi.

Khả năng chấp nhận rộng hơn, không phải bảo người ta cố gắng vui lên nhưng cũng không cần phải buồn cùng với họ.
Nói đến đây thì cũng nhắc tới luôn ba phẩm chất để tiếp tục rèn luyện cho những người làm công tác giúp người khác thay đổi này.

Cảm Thông: Khi một người khác tìm đến mình, người ta muốn mình hiểu được nỗi khổ của họ. Điều đó cần sự cảm thông và lòng trắc ẩn. Đây là ý mọi người hay nói “nhiều khi họ chỉ cần một người có thể lắng nghe”, thay vì vội vàng đưa ra giải pháp. Tôi mà không cảm thấy anh đang nghe tôi thì tôi cũng chả thèm nói chuyện tiếp với anh.

Không Dính: Lắng nghe thôi chưa đủ. Mình cũng không để bị dính mắc vào câu chuyện đó quá nhiều. Rõ ràng người ta cần mình giúp gỡ rối mà chính mình cũng rối thì lấy gì ra mà giúp?

Nhìn Sâu vào Hạt Giống: Không bị dính vào vẫn chưa đủ. Mình cần nhìn thấy tiềm năng của người ta và gợi nó ra. Đôi khi mình cần tin vào những hạt giống tốt đẹp trong người ta nhiều hơn người ta tin vào chính họ…

Và đấy là bộ ba tinh thần rất cần thiết trong công tác coaching. NÓI THÌ DỄ, LÀM MỚI KHÓ. Nhưng ít nhất nói ra được, lỡ tuyên bố với chính mình và với người khác thì khả năng làm được sẽ cao hơn.

Đọc đến đây, có thể bạn sẽ thắc mắc: “Nói thế thì đấy là cách sống đẹp rồi chứ gọi gì là coaching nữa?”
Thì cũng đúng. Sau này người ta mới gọi tên là coaching rồi phát triển ra các kĩ thuật đấy chứ về mặt bản chất thì nó vẫn vậy. Vẫn là sống tốt.
Có câu “Không có gì mới mẻ dưới mặt trời, tất cả đều mới mẻ dưới mặt trời” là vậy đó.

Câu hỏi chiêm nghiệm:
Trong bộ ba trên, bạn mạnh về phần nào nhất? Bạn muốn tiếp tục phát triển phần nào nhất?
Thực hành:
Ăn mừng cuộc đời và quá trình thoát khổ của chính mình. Nếu trước đây khổ mười, giờ khổ chín là đáng ăn mừng rồi. Tự vỗ tay, tự cười, tự rót cho mình một ly, cho mình 10 phút nghỉ ngơi, nói chung làm gì thấy ấm lòng nhất là được.
Nghe rất ngớ ngẩn, nhưng hãy thử và xem kết quả trên chính mình và người khác ra sao. Khi mình có thể tự ăn mừng, chắc chắn mình sẽ ăn mừng cho người khác tốt hơn.

Thích Kiểm Soát

Vặn to loa lên hay luyện cho tai thính?

Đợt nọ vừa nói chuyện với một bạn về chuyện con người thay đổi qua thời kì thế giới biến động. Góc nhìn của bạn ấy là hầu hết chúng ta đều thuộc loại “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Biến đổi khí hậu ở xa xôi, còn dịch bệnh thì ngay tại đây, ảnh hưởng ngay lập tức nên mình mới phát sợ đủ để thay đổi thói quen. Chắc phải đợi thêm vài cú khuấy nữa mạnh hơn thì mọi người mới sợ mà thay đổi.

Nghe hơi bi quan nhưng mà có vẻ đúng là vậy thật. Ông trời thường vả cho chúng ta lệch mặt nhưng vẫn chưa biết sợ. Thế nên là để thay đổi thật sự diễn ra thì có khi phải phá mạnh hơn nữa, phá hết những cái cũ đi thì cái mới nó mới có đất mọc.

Mình cũng có chung quan điểm. Trước đây nhiều người tưởng mình có vẻ ngoan ngoãn hiền lành, nhưng dạo này cho phép bộc lộ bản chất phá ngầm của mình nhiều hơn rồi 😄.

Mình hỏi bạn ấy “Giờ bạn đang nghe nhạc mà tiếng nhỏ quá, bạn bật loa to lên hay là luyện tai mình thính hơn?”

Bạn ấy nhìn mình, xong bảo “Bật loa to lên”.

Nhưng bạn ấy cũng hiểu ý là có một cách khác, dù cách kia ít người làm hơn thật.


Bật loa to hơn hay luyện tai thính hơn? Tăng cường độ hay luyện sự tinh tế?Cách nhìn này áp dụng cho rất rất nhiều thứ khác cho cuộc sống.

Nói mãi không nghe thì gào to hơn nữa hay là im im chọn đúng lúc để thì thầm?
Công việc nhàn quá thì kiếm việc mới thử thách hơn hay là ở lại và xem còn những điều hay ho gì mình chưa để ý?
Mệt mỏi đi tẩm quất bóp cho sướng hay đi spa vuốt vuốt nhẹ nhàng để thư giãn?
Nhạt thì thêm muối hay là luyện lưỡi? (hay là bỏ luôn không thèm ăn nữa)
Muốn sướng thì tăng cường độ cho nó phê nữa hay luyện sự nhạy cảm để cảm thấy được những rung động rất vi tế?

(Tất nhiên là luôn có phương án thứ 3. Đó là “kệ đi, cần gì phải thay đổi?”. Đó luôn là một cách, tuy nhiên bài này cho những ai quan tâm đến việc thay đổi. Mình đã viết một bài về sự chấp nhận bằng tiếng Anh – Paradox of Acceptance – nếu ai quan tâm)

Cá nhân mình thì hi vọng luyện cảm giác tốt hơn, nhưng thực sự là mình toàn vặn to loa lên. Đơn giản vì hai lí do.

Thứ nhất là nó dễ hơn và nhanh hơn. Luyện cảm giác thì đến bao giờ, tăng ngay âm lượng cho đã.

Thứ nhì là tính mình thích kiểm soát. Và chắc chắn mình không phải là số ít.

Đó cũng là lí do tại sao ít người chọn cách luyện cảm giác như vậy. Vì chúng ta quá quen với mong muốn kiểm soát rồi. Cứ muốn cái này không phải cái nọ là muốn kiểm soát.

Muốn khỏe, không ốm. Muốn giàu, không nghèo. Muốn phở, không cơm.
Muốn sướng, không khổ.
Muốn tĩnh lặng, không muốn ham muốn.
Muốn giác ngộ, không muốn phân biệt.

Không kiểm soát được ngoại cảnh nên bó tay rồi, nhưng vẫn muốn kiểm soát nội cảnh cơ. Có người muốn bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc cư xử đúng mực. Có người muốn phá cách, cứ thấy bên ngoài một kiểu thì mình phải làm trái đi.

Nghe nói là ở level thánh với bụt thì không còn bị vướng nữa, nhưng mà bây giờ thì mình cứ công nhận là mình thích kiểm soát. 😄

happy Cool animal tiger ride buddhism buddhist monks monk buddhist monk  dr0gon •
Ở một vũ trụ song song nào đấy, mình đi tu với pháp danh Thích Kiểm Soát. 😄

Trong khi đó, luyện cảm giác lai có vẻ là chấp nhận chuyện mất kiểm soát. Ít nhất là lúc đầu sẽ thấy như vậy.

Tại vì cảm thấy nhiều thứ quá thì sẽ thường thấy quá tải, khó kiểm soát.

Đây là điều trớ trêu nhất: nếu bạn thực sự thích kiểm soát, bạn sẽ chơi với sự mất kiểm soát.

Đó là lí do tại sao ngả vào lòng người khác lại sướng như vậy, vì trong một giây phút mình không cần phải kiểm soát, cứ thế mà buông. Đó cũng là tại sao yêu đương lại vừa sướng vừa khổ như vậy. Mình không kiểm soát được cảm xúc lẫn lí trí của mình luôn 😶 Buông rồi lại ôm, ôm rồi lại buông.

Thế thì phải làm sao? Hay chúng ta mở lớp học cách thả lỏng? (đây nhé 😛)

Ước gì câu chuyện đơn giản như vậy. Như bất kì một lưỡng cực nào khác, thả lỏng với kiểm soát luôn đi cùng với nhau.

Thử để ý, mọi người sẽ thấy là nhiều người nghĩ là mình rất thả lỏng nhẹ nhàng nhạy cảm (hay thường được gọi là “nữ tính”) thực sự lại rất muốn kiểm soát. Không muốn bị tổn thương nên sẽ chọn lọc đàng hoàng, mà chọn lọc rõ ràng là một cách kiểm soát. Chẳng qua thay vì phản kháng lại mà là né ra thôi. Chuyện này rất bình thường; không thích mà không né thì quá dại.

Và những người thích kiểm soát (hay thường được gọi là “nam tính”) thì rất rất muốn được trải nghiệm sự thả lỏng. Đó là tại sao tính cơ bắp lại có thể chết mê chết mệt sự mềm mỏng (ít nhất là ban đầu…) Lần đầu mình đi tập chạm ngẫu hứng, bài tập cô giáo cho làm là đứng nguyên, chậm lại, để ý xem trọng lượng trên lòng hai bàn chân. Lúc đầu mình mất tập trung, thiếu kiên nhẫn, thấy mất thời gian. Rồi tới một lúc mọi thứ bắt đầu lắng xuống, mình thấy rõ những điều đang xảy ra trong thân tâm hơn. Lúc đấy mới thấy phê. “Ôi, không ngờ bên trong nó vi diệu như vậy”. Tất nhiên lúc đầu vì khả năng cảm nhận của mình còn thô nên sẽ thấy chả có gì, nhưng càng về sau càng tinh tế.

Cả hai cách đều cần nhau. Có một cái mà không có cái còn lại còn lại thì giống kiểu thọt một chân.

Tin vui là mình có thể luyện cả hai, và có cả hai sướng hơn thật.

Câu hỏi chiêm nghiệm:

Có mảng nào mà mình thực sự muốn kiểm soát nhưng không công nhận?

Có mảng nào mình có thể luyện sự tinh tế hơn?

Sướng có gì Khổ

Sau bài viết tuần trước Khổ có gì Sướng, có một câu hỏi quan trọng nảy ra: Tại sao không ai nói đến chuyện này?
Bời vì việc một cách vô thức mình thích cái mà mình luôn kêu là khổ là một điều cái tôi của mình rất khó chấp nhận… (“Cái gì, bạn không thấy tôi khổ hay sao mà còn bảo tôi thích khổ, muốn gì?”)

Sau khi nhìn rõ hơn về sự kì quặc của chính mình, phần này sẽ ngẫm thêm về con đường sướng nó có những cái khổ thế nào.

Thường mọi người sẽ nghĩ Sướng thì làm gì có gì mà Khổ. Người tinh hơn một xíu thì sẽ biết ngay là “sướng nhiều quá sẽ khổ”. Ăn kem thì sướng mà ăn nhiều thì vừa ngán vừa béo ú. Làm nhiều trò với nhau thì sướng mà làm nhiều quá thì đuối sức mệt lừ có khi lại đâm ra ghét nhau.

Ở mức độ hoạt động ăn uống hàng ngày thì hầu hết ai cũng hiểu điều này và muốn theo trường phái “cân bằng”, cái gì cũng có mức độ của nó. Nhưng đến câu chuyện lớn hơn của đời thì mình thường đi ngược lại.

Hai kết luận tạm thời

  1. Mình chưa biết cách sướng.
  2. Khổ vẫn còn rất sướng nên vô hình chung mình vẫn thích khổ (dù bình thường mình hay nói là chán khổ rồi)

Sướng – Khổ, Sướng – Khổ

Dạo này mình đang thử nhìn cuộc đời là vở nhạc kịch, có nhạc, có kịch và cả nhảy múa nữa. Trong đó có một kịch bản & điệu nhảy quen thuộc: Sướng – Khổ, Sướng – Khổ.

Chắc không có ai lạ gì điệu nhảy này. Đang Sướng rồi lại Khổ. Hết Khổ thì lại Sướng. Qua hồi bỉ cực đến hồi thái lai. Cứ thế tiếp diễn.

Sướng quá thấy sai sai cũng tự kiếm Khổ cho mình. Khổ quá không chịu được thì đi tìm cái sướng.

Joker có lẽ là nhân vật hiểu rõ điệu nhảy này

Mình đã học điệu Sướng-Khổ Sướng-Khổ từ đâu?

Đã sống qua một chút khổ (cảnh báo trước: không thi “Ai Khổ Hơn” nhé, mình xin đầu hàng ngay) và cũng đang qua một quá trình nhận thức lại bản thân, mình thấy căn nguyên của điệu nhảy này như vậy:

Hồi nhỏ cứ sướng một tí là bị la. Vui chơi chạy nhảy một lúc rồi bị bắt vào nhà. Xong rồi sẽ bị sạc: 

“Bây giờ mà không chịu khó thì sau này lấy gì mà ăn?”

hay là “Ăn không ngồi rồi như thế thì sau này làm gì cho đời?”

Ba mẹ nào chả muốn tốt cho con, nhưng khả năng là theo một cách vô thức vì ba mẹ không quen với việc sướng nên cứ thấy con mình sướng là hãm lại. Chắc cũng có yếu tố di truyền.

Lớn lên mà nói chuyện sung sướng người lớn sẽ nhìn mình và nhíu mày “lạy ông tướng, lại suy nghĩ viển vông”. Dần dần cái tính kỉ luật đấy nó ngấm vào người. Lúc đấy thấy cũng kỉ luật có ích, nhưng càng lớn càng thấy nó đang hãm mình lại.

Làm được vụ gì hay ho xong ăn mừng được một xíu rồi lại nghĩ “Thôi, không ăn mừng ngồi trên chiến thắng mãi được. Phải cắm mặt vào làm tiếp thôi không thì chết”.

(Nếu bạn để ý thì sẽ thấy gần như 50% bí kíp thành công từ Bill Gates cho đến gia đình là một phiên bản của “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Chắc vì khó chịu với phong trào “thương cho roi cho vọt” này nên khoảng 50% còn lai của thị trường phát triển bản thân là một phiên bản nào đó của Luật Hấp Dẫn. Trường phái này hấp dẫn phần lớn là phụ nữ theo tư tưởng “mọi thứ đơn giản lắm không cần phải làm gì nhiều chỉ cần thay đổi quan niệm và từ từ sẽ manifest”. Mình ba phải nên thấy cả hai đều đúng 😄)


Ông Trời bật nhạc Sướng – Khổ, chúng ta nhảy theo

Có một khả năng là điệu nhảy Sướng – Khổ này ngấm sâu đến mức mình không ý thức đến nó. Đến mức khi chuyện khổ xảy ra mình sẽ đổ tại người khác hoặc ông giời thay vì nhìn nó là lại một kịch bản Sướng – Khổ nữa vừa được lặp lại. Sự thật thì ông giời mới biết, nhưng thử nhìn mọi điều từ góc nhìn này xem sao, biết đâu vỡ ra được điều gì mới.

Ví dụ nóng hổi gần đây thì có cặp đôi đang vui vẻ hạnh phúc nhưng lại chán và bỏ đi tìm người khác. Và đây không phải là lần đầu tiên: kịch bản lại được tái diễn. Rõ ràng là ông trời đang bật nhạc Sướng – Khổ và mình vô tình nhảy theo.


Giai điệu này có nhiều biến tấu và lời bình khác nhau.

Gặp được một ai đấy hợp cạ, rất vui với nhau được một thời gian kiểu gì cũng đẻ ra chuyện cãi nhau vớ vẩn. “Chả có mối quan hệ nào hoàn hảo. Chúng ta chỉ đang biết thêm về góc tối của nhau thôi”, mình lại tự lí giải cho bản thân.

Tự dưng gặp chuyện không theo ý, tự nhủ với bản thân “sông có khúc, người có lúc. Đời cho mình thử thách để mình phấn đấu”.

Bạn nào tính tình sâu sắc thích tư duy tích cực có thể giải thích là “Điều gì xảy ra cũng có lí do của nó, mình sẽ cố gắng tìm ra bài học lần này”.

Bạn nào theo trường phái Lãng Mạn Hóa Nỗi Khổ thì sẽ nói là “khổ mới có ý nghĩa, khổ mới đẹp” hay là “khổ để đồng cảm với những người khổ như mình”.

Bạn nào theo #teamTâmLinh level cao hơn nữa thì nói là “không có gì sướng và khổ, chỉ do tâm đánh giá phán xét của mình thôi”. Xong rồi nhớ tới các sư các thầy các đấng hiền triết các bậc giác ngô đã dạy mình phải chấp nhân, thôi thì mình cũng sẽ cố học cách chấp nhận vậy. 

Điều cần nhớ là tất cả những lời giải thích này là cái mình bình luận trên những thứ đang xảy ra.

Đời là như thế, sao phải bình luận?“, có người hỏi.
Cho vui. Bình luận thì ít có đúng sai, chỉ có cái nào nghe lọt tai mình hơn thôi. Mình thích xây dựng hình ảnh bản thân thông thái hiền triết nên đã từng thử hết các kiểu bình luận này, thấy kiểu gì cũng có cái hay của nó 😆.


Trong mấy cách bình luận kể trên, đặc biệt có một cách đã làm mình điêu đứng say mê. Đó là lời tự an ủi bản thân “Giờ chịu khó khổ một chút rồi sau này sung sướng.” 

Sau này bị bầm dập hơn một chút rồi mình mới vỡ lẽ: Bây giờ mà đã khổ vậy rồi thì hi vọng gì sau này sướng nữa? ÔI DỜI ƠI TÔI ĐÃ BỊ LỪA 😫

Không có nghĩa là mình nên bỏ vai bỏ vở diễn nhé. Thay vào đó, nhớ ra là mình đang diễn sâu vai khổ.

Nghệ thuật Diễn Sâu vai Khổ

Anne Hathaway diễn vai cô gái khổ Fantine trong phim Những người Khốn Khổ (2012)

Định nghĩa của Diễn Sâu: sâu đến mức mình lờ mờ quên mất là mình đang diễn. Đôi khi cần một khán giả vừa quan tâm vừa khách quan gọi tên ra mới biết. Vị khán giả này có thể đóng vai một người thầy, người bạn thân hay coach.

Diễn Sâu vai Khổ như thế nào? Vì mình sợ sướng nên cứ sướng quá là mình sẽ rụt vòi lại. Đúng kiểu lặn xuống sâu quá khó thở nên phải trồi lên. 

Thay vì nghỉ ngơi, tận hưởng và làm quen với cái độ sung sướng Bình Thường Mới thì mình lại kéo mình xuống bằng một cách chuyện nào đấy vớ vẩn. 

Ví dụ đang sướng một xíu thì:

  • Lo lắng vẩn vơ thành giày vò bản thân: “giờ sướng nhưng mà một tí nữa nó hết sướng phải làm sao?” (nên là muốn giữ cái sướng đấy lại, nhưng mà hết sướng này lại có sướng khác thì sao?)
  • Hoài nghi: “liệu có đang sướng quá không nhỉ?” (nếu có thì sao?)
  • Cảm thấy tội lỗi vì quá sướng: (“mình đã làm gì đâu để sướng thế này?” hay là “không làm gì mà sướng thế này thì có gì sai không?” (đúng sai, ai mà biết).
    Ai đóng vai cao thượng hơn thì nghĩ “có bao nhiêu người khổ hơn trên đời, mình sướng một mình như vậy có phải tội không nhỉ?” (thấy đời là bể khổ như vậy rồi mà còn muốn đóng góp thêm vào đó nữa sao, logic kiểu gì vậy…)
  • Kiếm chuyện vặt cãi nhau: “tại sao em ra ngoài không khóa cửa?” (trong khi đang say sưa men nồng, rồi lại trách làm cho nhau mất hứng)
  • Bực bội “hôm nay tự dưng thấy trời mưa khó chịu quá!” (xong ngay hôm trước vừa khen mưa đẹp quá mát quá)
  • Né tránh lời khen: đây là một kĩ thuật diễn rất sâu, đáng để giải thích hơn.

Ví dụ: “Em đẹp quá” → “Hôm nay anh ăn nhầm phải cái gì à? 😮” hoặc là “anh lại muốn gì từ tôi đây?”.
“Mình thấy bạn rất có ý thức phấn đấu” → “Mình bình thường ấy mà, phần này mình thấy vẫn làm chưa tốt” (một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu).

Bạn có để ý là khi mình né tránh lời khen thì mình không đang lắng nghe người ta nói gì không? 
Đó là lí do vì sao càng né tránh lời khen càng sẽ không được khen nữa. Từ vị trí của người đi khen người khác, có những người mình rất thích khen vì họ biết cách nhận. Khi mình khen người ta mình phải thấy vui, chứ không thì khen làm gì?

Nếu làm mà không được khen, có thể là làm chưa đủ tốt. Lí do nghe có vẻ khách quan, nhưng mình cũng có thể hỏi ngược lại một cách chủ quan hơn: có nhẽ nào mình không dám nhận lời khen?

Mọi người có thể tự tìm thêm ví dụ và comment, mình cũng đang ngâm cứu nghệ thuật Diễn Sâu vai Khổ này 😄

Sau khi học thông thạo vụ này, chúng ta sẽ xem tiếp tới sự Sướng.

Giới Hạn Sung Sướng

(hay còn gọi là Sướng Quá Chịu Không Nổi)

Ai có mèo cho nó chơi với cái cục rơm này sẽ hiểu…

Lần đầu tiên mình biết tới khái niệm này từ cô phù thủy Carolyn Elliott, mình suýt té ghế vì nó chạm tới đúng tim đen của mình.

Cổ định nghĩa Giới Hạn Sung Sướng là “mức độ sướng cho đến khi mình bắt đầu phát hoảng.”

Ở mỗi mặt chúng ta có các giới hạn khác nhau. Có người rất mở ở một khoản nhưng đóng ở khoản khác. Ví dụ đây.

Sức khỏe: vừa khỏi ốm, lại lao đầu vào vận động mạnh, lại ốm tiếp. Không nên trách mình ngốc, không nên trách ông trời bất công. Đặt câu hỏi: có nhẽ nào mình chưa quen với việc khỏe mạnh nên vô hình chung tự đưa mình vào sự ốm yếu?

Tình cảm: hai người có sự kết nối thân mật, chạm sâu vào lòng nhau đến một lúc nào đấy mình đẩy người ta ra vì sướng quá hóa sợ. 

Tiền nong: người ta cho mình tiền, đến con số nào mình bắt đầu hoảng, người cứng đơ ra, á khẩu luôn. Rồi lo lắng ngại ngùng sợ người ta kì vọng gì vào mình. Rồi không dám nêu giá cao vì sợ người ta ghét mình hay sợ mình quá lố, xong về tự trách mình ngốc quá bỏ lỡ cơ hội.

Bản thân mình thấy đã nới giới hạn sướng cho chuyện tình cảm tương đối nhiều, còn chuyện tiền nong thấy vẫn hơi cóng. Nhưng mà cũng từ từ, không vội.

Bạn thử ngẫm cùng mình: ở mỗi mảng trong cuộc sống, đâu là giới hạn hiện tại của mình? Khả năng cao là mình sẽ thừa hưởng một phần giới hạn đó từ đời trước.

Nhận thức xong rồi thì làm gì?

Nếu bạn là người thích giải quyết vấn đề, thì vấn đề duy nhất cần giải quyết là “làm sao để không bị tắc ở cái Giới Hạn Sung Sướng này quá lâu?”

Còn nếu tính bạn đơn giản xuề xòa thì nhớ là **không nhất thiết là phải vượt qua giới hạn, nhưng nên để ý xem giới hạn của mình đang ở đâu.**

Đổi nhịp: từ Sướng-Khổ Sướng-Khổ thành Sướng-Nghỉ Sướng-Nghỉ

Với nhận thức về Giới Hạn Sung Sướng này, mình có thể nhìn rõ hơn điệu nhảy của mình. Thường những ai thích cảm giác mạnh, thích vượt ngưỡng thì một cách vô thức sẽ đổi từ Sướng sang Khổ rất nhanh.

Diễn sâu phải như vậy

Mình là một đứa như vậy, thể hiện qua số lượng drama đã trải qua và số vai mình đã đóng. Lúc làm kẻ khù khờ, lúc làm chuyên gia nhảy vào cuộc, lúc làm người thứ ba, lúc làm bang chủ bất đắc dĩ… ít nhất là mình tự thú nhận là thích drama, đặc biệt là hài kịch. 😅 Chắc ai cũng có một người bạn “sống hết mình, diễn trọn vai” như vậy.

Vài năm trở lại đây, mình ngẫm lại và muốn sống một cuộc sống thực sự khác, nhưng không nhất thiết phải chuyển thành phố mới, nghề mới hay mối quan hệ mới. Vở kịch phải khác hoàn toàn về mặt kịch bản.

Giờ mình vừa ngộ ra một điều: thay vì nhịp điệu sướng/khổ, sướng/khổ thì mình có thể thử nhịp sướng / nghỉ, sướng / nghỉ.
Có nghĩa là để ý tới khi nào mình tới ngưỡng sung sướng thì TỪ TỪ thôi. Sướng quá mờ mắt là rất dễ tái diễn điệu nhảy Sướng – Khổ.

Sướng vì được yêu hơn? Đón nhận từ từ thôi, kẻo lại đẩy người kia đi mất.

Sướng vì kiếm được nhiều tiền hơn? Tiêu pha từ từ thôi, kẻo lại tay trắng.

Sướng vì nhảy múa tự do? Bung lụa từ từ thôi, kẻo lại ngã dập mặt (kinh nghiệm bản thân…)

Lấy một trải nghiệm thực tế để minh họa là đổi nhịp cần phải từ từ.
Ai đã từng học xoạc (ballet hay võ) hoặc giãn người trong yoga có thể biết điều này. Mình sẽ xoạc đến khi nào thấy gần hết cỡ rồi thì người mình sẽ run rẩy cứng đơ lại. Lúc đấy quan trọng là phải chậm lại, không cố nữa, hít thở sâu rồi lúc thở ra để từ từ háng của mình tự xoạc được thêm tí nữa. Rồi nghỉ ngơi rồi tiếp tục.

Nghỉ để làm gì? Để quen với mức độ sướng mới thay vì thụt về cái khổ cũ. Cứ nới nới nới liên tục mà không nghỉ thì rách háng!

Tương tự nếu bạn muốn giãn tiềm năng sướng, bạn phải bắt đầu cho phép mình được sướng. Không nhất thiết là phải ăn chơi trác táng, nhưng sướng kiểu hít thở, nhìn xung quanh, cười, lên kế hoạch kinh doanh mới, sáng tác thơ, viết nhảm v.v.

Rồi thử cho phép người khác làm mình sướng. Người ta mời mình đi ăn, tặng mình quà, cho mình lời khen, ăn mặc duyên dáng làm mình sướng mắt, like với share post rồi áp dụng ý tưởng của mình 😋 v.v

Khi nào sướng quá thì bảo “từ từ, bình tĩnh đợi tí”. Có thể đợi 10 giây, 10 phút hay 10 tháng tùy vào độ sướng và độ bám rễ vào giới hạn sướng hiện tại của mình đến đâu.

Nghỉ ngơi thong thả, mình có cả đời để sướng, không đời này thì đời sau. Nhưng tranh thủ lúc nào sướng được thì cứ phải sướng. 


Đấy, bạn thấy sướng cũng khổ chưa? Ai theo đội Tâm Linh Sâu Sắc bảo “cuộc đời cứ để như nó là” theo kiểu lạc trôi thì cứ trôi theo dòng khổ nhé.

Nói vui vậy thôi, chứ mình rất cảm thông và chia sẻ với việc cho bản thân sướng đi trái với tất cả những điều mình được học như thế nào, từ ông bà cha mẹ cho tới sách báo.

Kết: đôi điều dễ nhầm

Càng đào sâu thì mới thấy mấy cái nguy hiểm không phải là nhầm to mà là nhầm nhỏ, nghe đung đúng nhưng lại lệch một phần quan trọng.

Cái dễ nhầm thứ nhất là Sướng ở đây không chỉ là kiểu Chu Văn Quềnh YOLO “không thể hoãn sự sung sướng đó lại”.

Tại sao phải hoãn cái sự sung sướng đó lại, hỡi Chu Văn Quềnh?
Tranh thủ sướng được ngày nào cũng phải sướng nhể bác Quềnh Credit ảnh

Dân marketing quảng cáo sẽ nhồi vào đầu chúng ta là sướng phải ngay bây giờ, sướng nó phải như này như nọ, phải mua cái lọ dưỡng ẩm và xọ cái chai dầu gội đầu, hay phải có trải nghiệm du lịch 5 sao.

Họ gần đúng. Đúng là mua được món hàng ngon thì sướng thiệt. Nhưng có nhiều thứ quảng cáo hoành tráng lắm, lúc mua xong thì sướng mà dùng được một tẹo thấy chán òm. Cảm giác bị lừa như vậy hầu hết là không sướng cho lắm.

Uống nửa két bia hay ăn một đống socola cũng sướng lúc đấy đấy, nhưng nếu để ý mà thấy mình dùng cái đó để né tránh với nhưng cái lo lắng thì chưa chắc đã sướng lắm đâu.

Nếu mua được món đồ mà sướng lâu thì cứ mua. Nếu trồng được rau ăn mà sướng lâu thì cứ trồng. Uống bia để ăn mừng thật thì cứ uống. 

Ngược với phong cách người tiêu dùng hiện đại, có người sẽ theo #teamTâmLinh và hội Chánh Niệm. Bản thân mình trải nghiệm và thấy cái dễ nhầm thứ hai là “sống cho giây phút hiện tại, không cần lo nghĩ gì cho tương lai”

Cũng lại gần đúng. Đúng là lo nghĩ tới tương lai không giải quyết được gì thật. Nhưng lúc nào ngẫm nghĩ tới tương lai mà sướng thì tội gì không làm? Lúc nào lên kế hoạch mà vui tươi thì cứ tiếp tục lên kế hoạch chứ sao.

Nếu bạn thực sự muốn hướng mình vào con đường Sướng, bạn sẽ dần dần để tâm và chọn cái gì sướng trọn vẹn từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. 😉 Trên con đường này, mình cần nhìn xem cái gì khổ rồi không dính vào nó nữa. Và nó rất tinh vi, như chị Ly Phan từng làm cái vlog hôm bữa.

Điều kiện cần duy nhất là thú thật với cảm giác của chính mình, ngay lúc này: có sướng không? Nếu không sướng thì mình đang nghỉ hay đang khổ?

Dần dần khi bạn làm quen với điệu Sướng – Nghỉ, Sướng – Nghỉ, bạn sẽ nhận thấy một điều vừa lạ vừa quen: đây mới thật sự giống mình hơn. Nhẹ nhàng, vui tươi mà vẫn chắc chắn, ra được việc.

Ai cũng đã và sẽ đóng nhiều vai trong cuộc đời này, quan trọng là biết vở kịch và dám diễn trọn vai. Đôi lúc cần sực nhớ ra là mình đang diễn, và hỏi xem ai là đạo diễn.

Chúc mọi người nhảy đẹp hơn, diễn nhập vai, nghỉ ngơi trọn vẹn hơn cho cuộc đời sung shướng.

Câu hỏi chiêm nghiệm:

Có những lúc nào thay vì khổ bạn có thể nghỉ? Lấy 3 ví dụ của cuộc sống.

ps: cho những ai quan tâm đến trải nghiệm sướng có gì khổ, có thể xem xét tham gia học thêm khóa chơi & học bộ môn Chạm Ngẫu Hứng 2 ngày cuối tuần đầu tháng ở Sài Gòn. Đảm bảo ngộ ra nhiều điều 😀 Đợi thông tin trên FB page.

Khổ có gì Sướng

(Hay là Lằng Nhằng chuyện Đuổi Việc Thích Ôm Khổ)

Lưu ý: bài đầu trong series 5 bài khám phá sự đan xen giữa khổ và sướng. Đọc các bài còn lại (theo thứ tự) Sướng có gì Khổ , Càng Khổ Càng SướngThích Kiểm SoátĐau cũng được, mà sướng thì vẫn hơn.

Vừa rồi dẫn một nhóm nhỏ đi về nơi sông nước nhảy múa đàm đạo sự đời, có nhắc tới chủ đề muôn thuở của con người: Khổ.

Mình đã chiêm nghiệm chuyện này lâu, và dạo này bắt đầu liều hơn trong việc đi theo câu hỏi của mình thay vì nương theo một Đấng nào đấy đã đúc kết lại.
Ví dụ có một Đấng đã từng hỏi “Khổ là gì?” và “Làm thế nào để thoát khổ?” Đi theo hai câu hỏi này thì đảm bảo đi sâu và xa.
Nhưng dạo này mình nhảm hơn nên chợt nhận ra còn một câu hỏi nữa “Khổ thì có gì sướng?” Tại vì không sướng thì khổ làm gì.

Trước khi mọi người bảo mình dở hơi, xin phép mọi người thử một trải nghiệm.

Bạn có thể thử ngay bay giờ bằng cách massage phần hông. Có một điểm sâu vào bên trong ở giữa hông và mông, bạn có thể lấy ngón tay cái của mình ấn và day vào. Bạn sẽ biết mình đã chạm đến đúng điểm khi mặt mình nhăn xong miệng kêu oai oái trong sự sung sướng.
Đến màn massage cuối khóa Chạm Ngẫu Hứng, hầu hết ai cũng bảo không mỏi. Đến khi chạm tới đúng điểm thì ai cũng oai oái như thế!

Hai kết luận tạm thời:

  1. Mình có thể nghĩ là mình đã thoát khổ, nhưng khả năng cao là chưa.
  2. Đôi khi trong cái mình nghĩ là khổ lại thường có cái sướng. Trong sự quằn quại lại có sự đê mê.

Điều thứ hai làm mình bắt đầu nghi ngờ bản thân:

Có nhẽ nào lí do mình không sướng là bởi vì phần lớn mình thích khổ? Có nhẽ nào mình thích khổ nhưng không muốn công nhận điều đó?
Có nhẽ nào có những phần trong mình đã quá quen thuộc với việc đắm chìm trong nỗi khổ rồi, quen đến mức mình không biết nó khổ và không muốn bỏ nó?

Tạm gọi tên phần này là “Thích Ôm Khổ” (nghe như tên hòa thượng 😅)

Tưởng tượng là bạn này là một nhân viên đã quen làm một công việc rất lâu năm, giờ mùa dịch công ty giảm biên chế cải tổ bộ máy nên sẽ bị sa thải.

Thử hình dung xem phản ứng đầu tiên của bạn nhân viên này là gì?

Có thể bạn ý sẽ tức giận vì sếp bất công, đời bất công “Khổ bao lâu nay không sao, bây giờ tự dưng mày lại đòi Sướng?” Biểu hiện là cứ thấy người khác sướng là bực bội, ghen tị, chê trách người ta, chưa kể là tích cực dìm hàng họ.

Hoặc là xấu hổ vì mình kém cỏi, nên sẽ cố gắng Ôm Khổ chặt hơn nữa nghĩ là mình cần phải chứng tỏ bản thân bằng cách làm tốt nhiệm vụ này hơn. Ví dụ là càng lao đầu vào những điều khổ hơn để chứng tỏ là mình có thể chịu khổ được nữa. Các bác đừng khinh, em chưa thấy quan tài chưa đổ lệ!

Thường nhất thì sẽ là sợ hãi để cố gắng níu giữ công việc Ôm Khổ quen thuộc của mình, giờ không làm việc này nữa thì không biết làm gì. Ví dụ là nhiều người hỏi “làm sao để vượt qua nỗi sợ” nhưng thực sự quá quen với việc lo lắng rồi, nếu không sợ thì không biết tâm trí mình sẽ để đi đâu?

Lằng nhằng chuyện Đuổi Việc Nỗi Khổ

Việc chính của bạn Thích Ôm Khổ là ôm cơn giận, sự xấu hổ hay nỗi sợ.
Mình có thể tự hỏi bản thân: chính xác là phần nào của bạn Thích Ôm Khổ sắp bị mất việc?

Ví dụ mình là Thích Ôm Sợ nhất.
Sợ hết tiền? Sợ không ai hiểu? Sợ mất hình ảnh? Mất kiểm soát? Sợ kém cỏi, ngốc nghếch? Sợ bị bỏ rơi? Sợ sống không đúng với con người thật và lý tưởng? Sợ phải thay đổi và bỏ đi thói quen cũ? Hay sâu hơn nữa thì sợ không tồn tại hay còn gọi là sợ chết?

star wars, fear, afraid, yoda, the phantom menace, fearful Gif For ...
Yoda biết tui sợ

Vậy phải làm gì với bạn này đây?
Tin buồn là mình không thể tống khứ bạn này đi đâu được. Nỗi sợ như là cánh tay, không thể cứ muốn là cưa được.

Không phải là so sánh gì trừu tượng, khi mình sợ, tay mình sẽ co rúm lại, cố gắng níu kéo lấy cái gì đấy. Mình dạy môn Chạm Ngẫu Hứng thấy rất rõ là khi hai người nâng nhau, người ở trên thường sẽ sợ ngã nên tay sẽ tự nhiên quặp vào người ở dưới. Chính cái phản xạ quặp vào đấy mới gây nguy hiểm vì nếu có ngã thật thì không còn tay mà tự đỡ mình.

Thế thì phải làm sao?
Tiếp tục nói ví von với hình ảnh Thích Ôm Khổ, thì mình phải bắt đầu bằng việc đưa hung tin là bạn ý mất việc. Ai mà khéo an ủi thì sẽ xử lý vụ sa thải êm ái hơn xíu, nhưng nói toẹt ra là phải tuyên bố với bản thân: TUI CHÁN ÔM KHỔ RỒI.

Tất nhiên là không dứt ra ngay được đâu, sẽ còn dùng dằng nhiều drama lắm. Vẫn còn khổ thì chứng tỏ chưa thực sự chán. Nhưng mà ít nhất là tuyên bố rõ ràng.

Nếu bạn đã từng nếm mùi khổ, bạn sẽ nhớ ra là có một giây phút tự dưng ngộ ra. Giây phút mình thực sự tuyên bố điều này với trời đất quỷ thần ông bà cha mẹ tổ tiên chó mèo và đặc biệt là chính mình. Giây phút mình bắt đầu chính thức sa thải bạn Thích Ôm Khổ.

Nhà thơ Mary Oliver có bài thơ “Cuộc Hành Trình” (The Journey) nói về điều này, mình tạm dịch một phần ra đây

Cuộc Hành Trình
– Mary Oliver

“Một ngày nọ
bạn cuối cùng cũng đã ngộ ra
điều mình cần phải làm
và bắt đầu,
dù những giọng nói xung quanh
vẫn gào lên
những lời khuyên dở tệ,
dù cả căn nhà
bắt đầu lung lay
và bạn cảm thấy
những níu kéo
ở gót chân
”Chữa đời tôi đi!“
từng giọng nói kêu cứu.
Nhưng bạn không dừng lại.
Bạn biết bạn cần làm gì,
….
Từng chút một,
khi bạn bỏ lại phía sau
đám giọng nói cũ đấy,
những vì sao bắt đầu chiếu rọi
xuyên qua làn mây,
và có một giọng nói mới
mà bạn dần dần
nhận ra là chính mình,
đã đồng hành
trong từng sải bước
sâu hơn
và sâu hơn
vào thế gian,
quyết tâm làm
điều duy nhất bạn có thể làm,
quyết tâm cứu
đời duy nhất bạn có thể cứu.“



Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Khổ

Sau khi đuổi việc bạn này, có người sẽ thấy nhẹ nhõm, người thấy sốc, ngườì thấy sai sai. Tuyên bố đuổi việc Thích Ôm Khổ xong thì làm gì?

Để mình vẽ đường cho chú hươu sung sướng trong bạn chạy.

Bước 1: Thay vì đuổi việc, gọi là Lễ Tốt Nghiệp.
Bước gọi tên này rất quan trọng nhé. Chia tay với đuổi việc đau thương quá, gọi là tốt nghiệp cho nó đàng hoàng.

Bước 2: Mở tiệc ăn mừng.


Gọi là Lễ Tốt Nghiệp thì phải có một bữa tiệc hoặc ít nhất là một vài lời cảm ơn chân thành để ăn mừng.

Mình lắng nghe để hiểu: nỗi sợ đã làm được những gì cho mình?
Có người làm việc này bằng cách viết nhật ký, có người rủ bạn tâm sự hay tham gia group coaching, có người mở tiệc ăn mừng thật. Quan trọng nhất là sự ghi nhận thật lòng.

  • Cám ơn nỗi sợ vì đã trung thành với mình bao lâu nay chưa rời đi.
  • Cám ơn nỗi sợ đã bảo vệ mình không cho mình làm điều gì quá nguy hiểm.
  • Cám ơn nỗi sợ ngăn cản mình không làm điều ngu ngốc để giữ thể diện.

Nghe đơn giản vậy mà hiếm khi mình cho phép bản thân làm những chuyện đó. Chả trách nỗi sợ cứ bám víu mãi. Đúng là mình quen và mình thích được làm khổ hoài như vậy.

Bước 3: Bổ Túc Kĩ Năng
Dù bạn có thấy chán Khổ thế nào thì những gì đã và đang có vẫn đáng để trân trọng.
Chuyên Ngành Khổ sẽ luyện cho bạn có khả năng cảm thông cho người khác. Kĩ năng này rất đáng quý, nó sẽ truyền cho ban nhiều động lực để giúp người và làm mọi người cảm thấy an toàn khi ở cạnh bạn (“thấy nó cũng khổ khổ, chắc mình kể lể nó cũng hiểu”).
Mình quan sát và thừa hưởng điều này từ mẹ, vốn là một người rất giỏi lắng nghe. Mọi người có tâm sự đau buồn gì rất thích đến gặp mẹ để chia sẻ và vơi đi nhiều phần.
Nhưng chuyện vui thì thấy ít người đến hơn. Lạ thế cơ chứ!
(Theo Báo Cáo Đánh Giá & Phát Triển HR của đạo Phật thì chuyện này gọi là trội hơn về hai mảng Từ – Bi (kindness & compassion). Bây giờ thấy mẹ đang chú tâm vào hai mảng sau, Hỷ – Xả (joy & equanimity), nhìn thấy rõ sự khác biệt luôn. 👏)

Kĩ năng Ôm Khổ trước đây sẽ là một nền tảng quan trọng. Và muốn làm tốt nghề Sống thì phải bắt đầu thực tập thêm mảng Tận Hưởng.

Thời gian đầu có thể sẽ không đơn giản.
Vì mình sợ sướng.
Nghe sai sai, nhưng để ý mà xem. Đó là lí do mình sướng được một xíu thì nghĩ ngay

  • “liệu có đang sướng quá không nhỉ?” (nếu có thì sao?)
  • “không làm gì mà sướng thế này thì có gì sai không?” (đúng sai, ai mà biết) “giờ sướng nhưng mà một tí nữa nó hết sướng phải làm sao?” (nên là muốn giữ cái sướng đấy lại, nhưng mà hết sướng này lại có sướng khác thì sao?)
  • Ai cao thượng hơn thì nghĩ “có bao nhiêu người khổ hơn trên đời, mình sướng một mình như vậy có phải tội không nhỉ?” (thấy đời là bể khổ như vậy rồi mà còn muốn đóng góp thêm vào đó nữa sao, logic kiểu gì vậy…)

Hiểu được điều đấy hơn giờ mình rút kinh nghiệm: cho mình sướng lên TỪ TỪ THÔI. Từ trong tối ra ngoài sáng hay từ ngoài sáng lại đắm chìm vào bóng tối đều dễ gây ngợp.

Thỉnh thoảng cho mình hít một vài hơi thở cho thêm tí oxy lên đầu óc. Ngúng ngoảy cái cổ, lờn vờn mấy ngón tay, nhe răng nhe lợi ra.

Ai dân chơi hơn nữa thì cười một cái, rồi ăn một que kem…

Không phải ai cũng dám sướng nhanh như vậy. Sướng nhanh quá, cảm giác mạnh quá lại sốc. Có những thứ rất sướng mà phải đủ kĩ năng mới làm được.
Nên mọi người bình tĩnh, mình có cả đời để sướng, không đời này thì đời sau. Nhưng tranh thủ lúc nào sướng được thì cứ phải sướng.

And this cat enjoying a shoulder rub after a hard day at work ...
Ai có mèo, người đó có thầy dạy Tận Hưởng

Dọa khó vậy thôi, nhưng thực hành nhiều bạn sẽ thấy trong lòng hân hoan, giải phóng được một đống năng lượng trước đây đã Ôm Khổ. Khi đấy con người bạn sẽ tràn trề nhựa sống hơn và bạn sẽ tự đẻ ra việc vui, hay ho và có ý nghĩa để làm.

Bước 4: Tìm Kiếm Việc Làm Mới
Bạn đã học xong Chuyên Ngành Khổ rồi, giờ bạn có thể làm thực tập nghề Tận Hưởng. Lương khởi điểm sẽ được trả tùy vào năng lực và kinh nghiệm Sướng có sẵn.
Đôi khi bạn sẽ gặp những thanh niên trẻ hơn bạn, mà chúng nó năng động nên làm việc này tốt hơn rồi lương cao hơn, xin bạn đừng ganh tị. Bạn đã tốt nghiệp chuyên ngành Khổ rồi mà, ai bắt bạn thi lại nữa đâu?

Bước 3 với bước 4 tới con đường Sướng cũng lắm gian truân. Cụ thể thế nào để phần sau, tạm gọi là Sướng Quá Chịu Không Nổi.

Hôm nay vậy là nhiều rồi.
Chúc các bạn Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Khổ loại xuất sắc!

Tái bút 1: Không giấu gì các bạn, mình đang học cách câu like.
Đủ 100 likes với 10 shares sẽ viết tiếp không thì mình cứ thấy mình viết đơn độc kiểu gì ấy chả ai đọc. 😫 Các bạn cứ like cho cái tôi của mình phồng lên như bong bóng rồi vỡ nó mới thú vị. 😄

Tái bút 2: Ai muốn bảo vệ luận án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Khổ có thể comment ngay vào đây hay inbox riêng trả lời câu hỏi chiêm nghiệm tuần này. (Nói cách khác là bạn sẽ được hưởng dịch vụ self-coaching trá hình, sướng chưa?)
Trả lời hay có thể mình sẽ tổ chức Lễ Tốt Nghiệp vào trao bằng cho bạn😛 Tự động não động lòng trước rồi sẽ cho dòm bài của mình.

CÂU HỎI CHIÊM NGHIỆM:
Cái khổ của bạn giúp bạn sướng như thế nào? Nêu 3 cách cụ thể.

Vỡ Lòng Và Sống

Ngẫm về từ “vulnerability”

Ông bà hay dạy “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy vào”. Chả ai hơi đâu mà “vạch áo cho người xem lưng”.
Không cần nói nhiều việc chúng ta chung sống trên khu hàng xóm ảo mang tên mạng xã hội nữa. Mình cũng chẳng hoàn hảo gì, cũng câu Like, Love với Care như bao người khác thôi. 😆 Có những người trông hoàn hảo quá, mà hoàn hảo thì khó tin, khó đồng cảm và quan trọng nhất là mệt.

No photo description available.
Chưa từng trải hay từng trải đều đúng.

Dạo này mình để ý chuyện ngược lại. Có vài người hay khoe sẹo của mình như huy chương thành tích, ví dụ kiểu đã bao lần bị bồ đá, bị sa thải hay thất bại. Nói một cách tự hào kiểu “mày thấy tao từng trải chưa?”

Nó làm mình nghĩ tới từ “vulnerability”. Gần đây, từ này đang trở thành một từ khóa quan trọng trong nhân thức của nhiều người về cách sống. Cô Brene Brown có cái TED Talk “The Power Of Vulnerability” vài triệu lượt xem, rất khuyến khích mọi người có khả năng tiếng Anh nên xem.

Có một workshop gần đây của Compassion.vn dịch đó là “Mong Manh Là Sức Mạnh”. Dịch rất hay, ai đấy dịch xin cho một tràng pháo tay.
Sự mong manh không có nghĩa là mềm yếu, nhạy cảm. Nó là trạng thái luôn có của con người, mình chỉ không để ý hay cố tình che giấu.

Mình đã ngẫm về từ “vulnerability” này từ lâu và đã để ý tới từ tương đương trong tiếng Việt. Từ “mong manh” vẫn thấy nó thiêu thiếu.

Hôm nọ chợt bật ra một từ.

“Vỡ Lòng”

Thoạt đầu mới nghe thì “vỡ lòng” với cả “mong manh” không liên quan gì đến nhau. Nhưng từ từ nhé.
Từ “vỡ lòng” trong “bài học vỡ lòng” là những điều đầu tiên, đơn giản, và căn bản nhất.
Nhưng ngẫm thêm về trải nghiệm vỡ lòng mẹ mới nhận ra rằng, em bé trải qua một niềm đau thương lớn.
Tiếng khóc chào đời của em bé sơ sinh là tiếng kêu của một nỗi đau muôn thuở: “con chưa sẵn sàng”.
Con chưa sẵn sàng rời từ vùng sâu tối ấm áp trong bụng mẹ, nơi có dây rốn mẹ cho con ăn. Con chưa sẵn sàng rời xa nơi đã cưu mang mình để ra ngoài kia, để đối mặt với ánh sáng, để cho thế giới nhìn thấy sự nhăn nheo xấu xí của mình.
Con được sinh ra từ lòng mẹ nhưng con đang cảm thấy mình vừa chết đi. Con chưa bao giờ sẵn sàng.
Và người lớn cũng vậy: chúng ta chưa bao giờ thực sự sẵn sàng để rời một thế giới này để sang một thế giới khác, rời một mối quan hệ, một sự nghiệp, một nơi chôn rau cắt rốn, rời sự thoải mái của những điều đã biết để dạm bước đến những điều không thể dự đoán kiểm soát được.
Dù mình có né tránh hay đè nén thế nào,
nỗi đau từ việc phải rời xa chốn cũ luôn cận kề.

Và như em bé sơ sinh đó, mình vẫn nương vào nơi lòng vỡ ra để mình được chào đời.
Thật sự, nơi ta vỡ lòng cũng là nơi duy nhất ta có thể chào đời. Nơi ta chưa chắc chắn là nơi ta thực sự sống.

Mình vừa đọc một câu thơ của nhà thơ David Whyte:
“Remembering what strength it took
to turn that first impossible in-breath
into a cry
that can be heard
by the world”.

tạm dịch là
“Nhớ tới sức mạnh nào
để hơi thở vào đầu tiên
chuyển thành tiếng khóc
cho thế giới
có thể lắng nghe.”

Sức mạnh này mình đã và luôn có, và nó đến từ giây phút vỡ lòng.
Nếu mình là cha mẹ của em bé sơ sinh bên trong, điều mình sẽ nói là
“Con không cần phải đối đầu với thế giới, nhưng con phải gặp mặt tất cả. Con không thể che giấu chính mình: con chỉ có thể là mình khi con để cho thế giới nhìn thấy. Con sợ người ta sẽ chê trách sự nhăn nheo của con. Nhưng không, sẽ có những người hân hoan chào đón con ra đời.

Nơi con vỡ lòng cũng là nơi con thấy sức mạnh, là nơi con sẽ chạm và được thế giới này chạm đến, nơi con hé lộ nụ cười và những giọt nước mắt. Nơi con thực sự sống.

Con là một con người trọn vẹn mà không hề hoàn hảo. Vì người hoản hảo là người cố không để cho xung quanh chạm vào mình, người cố gắng thay đổi thế giới mà không chịu để thế giới thay đổi mình.”

Cảm giác vỡ lòng như vậy thường không hay ho dễ chịu một chút nào, nhưng nhớ rằng mình đã từng vỡ lòng để rời khỏi bụng mẹ sang một thế giới khác khi mình chưa thực sự sẵn sàng.

Ví dụ như chính bài viết này được rặn và đẻ ra trên mạng trước khi mình thấy nó đủ hay. Khi cho phép mình nương vào nơi lòng mình vỡ, mình không thể cố níu giữ một hình ảnh đẹp của bản thân. Thế nhưng khi mình nương vào nơi vỡ đó, mình sẽ thấy đâu đó, qua khe nứt của lòng mình, hé lộ những sự thật.

Đúng là có những lúc mình sẽ cần nỗ lực chứng tỏ bản thân, phấn đấu đạt được mục tiêu, cố gắng cho mình được cứng cáp. Đúng là mình phải có sự riêng biệt. Nhưng mình không chỉ là một cá nhân nhỏ nhoi phải chống chọi giữa dòng đời. Mình luôn, kể cả khi mình quên, kể cả khi mình căm phẫn hay tuyệt vọng, là một phần của dòng đời đấy.

Vỡ lòng là khi mình nhớ lại sự thật này.

Chuyện này thấy rõ nhất trong chuyện người với người. Ai cũng đã từng phải có những cuộc nói chuyện quan trọng, làm mình căng như dây đàn đến mức phải hít thở sâu thường xuyên, phải lắng nghe rồi chia sẻ như thế nào để mình vẫn thật với mình mà cũng hạn chế tổn thương cho người kia.

Không nói đâu xa, vừa rồi sinh nhật anh bạn, mình trêu ảnh hơi lố một chút gọi là “ông già và những người bạn”, ảnh buồn và bảo mình vậy. Mình xin lỗi. Cả hai người cần phải vỡ lòng mới nói được vậy.
Chia tay, chia tiền, chia buồn, thậm chí là chia vui, chia cái gì cũng cần vỡ lòng.

Không thể “giữ hình ảnh” vì có những thứ quan trọng hơn hình ảnh. Như ngọn lửa đã cháy âm ỉ bên trong, như sự sống đang đợi để tuôn ra qua những khe nhỏ nơi lòng mình vỡ.

Nhiều khe, nhiều kiểu vỡ lòng lắm.
Cho phép mình được thương người khác và được người khác thương.
Cho phép mình được bớt khổ. Nói với chính mình “mày khổ quá rồi, tao xin lỗi”.
Dám cho một ai đấy đến với mình. Để cho chính mình được nói lên sự thật. Để nghe thấy mình nói “em khổ quá, em cần thời gian” hay “em cần anh giúp”, “em làm anh buồn” hay “tôi thực sự muốn ___”,

Đối với cá nhân mình, vỡ lòng là việc không biết viết gì nhưng vẫn ngồi vào bàn hàng ngày để gõ tành tạch. Rồi nhảy vào lướt FB, xem Youtube bẵng cái hết hai tiếng, chán nản cảm ghét sự lười biếng của bản thân, rồi bắt đầu lại.

Mỗi người, mỗi hoàn cảnh lại vỡ lòng một cách khác nhau. Nhưng tất cả đều chung một bản chất: vỡ lòng là cho phép mình được chạm và được thế giới chạm vào mình.


Tâm Vỡ Lòng (Beginner’s Mind)

Đọc đến đây, có người sẽ hỏi: Cái này là như kiểu “mở lòng mình cho đời”, “trên đời này phải có một tấm lòng, để cho gió cuốn đi” đúng không?

Mình chọn từ “vỡ lòng” thay vì “mở lòng” vì từ “vỡ” nó thật, mạnh và đúng hơn với việc chính chúng ta trải qua. Lòng mình thường được cuốn trong bộ áo giáp mang tên “hình ảnh bản thân” cứng quá, nên để mở được thường sẽ phải vỡ trước. Và nó thường đau thương: thường là phải đau rồi mới biết thương. Nhưng không nhất thiết phải thế.

Hiểu được quá trình nương vào nơi lòng mình vỡ, mình cũng hiểu thêm về trạng thái vỡ lòng.
Trong tiếng Anh, “beginner’s mind”, tạm dịch là “tâm của người mới bắt đầu” ngụ ý tới trạng thái cởi mở nhìn điều gì cũng mới mẻ. Ở trạng thái này, những điều mình đã biết, về đời, về người, về chính mình, sẽ được quên đi trong từng khoảnh khắc để cho những khoảnh khắc sau đến với sự tươi mới.
Thường người ta phải đi du lịch đến một nơi mới, hay gặp một người mới thì mới thấy được sự mới mẻ đấy. Còn nếu luôn luôn gặp một người nào đấy thì dễ sinh nhàm chán.

(Lại nhớ hôm nọ nói chuyện với một chị bạn và mẹ chị ý. Thấy con hay bảo mình nói nhiều, bác ý hỏi “Mẹ cháu có nói nhiều không?”
Mình trả lời: “Dạ có. Nhưng mà nói nhiều không phải là vấn đề. Nói nhiều điều mới thì hay. Nói nhiều mà toàn lặp đi lặp lại mới mệt”)

Câu hỏi sẽ nảy ra là “Làm thế nào để luôn có trạng thái vỡ lòng này?” Thay vì đưa ra 5 cách khác nhau để có thể đạt tới cảnh giới này (rồi lập ra một cuộc thi xem ai giỏi hơn và ngộ đạo hơn), có một câu hỏi quan trọng hơn: điều gì làm cho mình quên đi cái trạng thái vỡ lòng vốn có này?

Vì thực sự nó vốn có rồi. Chỉ là những kiến thức, suy nghĩ và phương pháp trở thành những vòng lặp luẩn quẩn trong đầu làm mình nhầm tưởng là điều đó biến mất.

Sự vỡ lòng vốn sẵn của tự nhiên là sự sáng suốt trong veo của tâm trí.
Bạn không phải làm gì cả ngoài việc để ý là mọi thứ đang chạy. Việc suy nghĩ chạy là việc của suy nghĩ. Khi mình để ý và quan tâm đến chính mình – “quan sát bằng tâm”, rất nhiều điều hay ho sẽ hé lộ như con trai đang ngậm ngọc.


Khi mình bắt đầu để ý, mình cũng sẽ thấm hơn về tinh thần ngẫu hứng.
Viết ra cũng để đúc kết từ nhiều trải nghiệm và suy ngẫm, đặc biệt là từ bộ môn Chạm Ngẫu Hứng mình đã và đang thực hành và giảng dạy từ lâu nay. Nói chuyện triết lý tâm lý hay ho mà nó không thấm vào trong thân thể thì vẫn chưa đáng.

Càng đi vào sâu và thực hành mình càng nhận ra được nhiều điều. Kỹ thuật là một phần, nhưng phần tinh thần quan trọng quan trọng hơn rất nhiều. Phần này rất khó dạy, thậm chí là không thể.

Nhưng có thể gợi lên, vì bạn đã có sẵn nó rồi.
Mình chỉ gợi nó lên đủ lâu để những điều luẩn quẩn kia bắt đầu vơi dịu đi. Chúng ta sẽ sáng như thuở vỡ lòng.

Mọi người ai thấy bài viết chạm đến mình và muốn tiếp tục khám phá, chứng nghiệm và vui chơi có thể cân nhắc đi cùng với mình cuối tuần sau, mình sẽ dẫn một đoàn đi một khóa “Chơi & Học” ở An Lạc Trang, Củ Chi.

Mọi người đi đợt bảo đi về rất vui. Mình thì thấy về mọi người mở hơn rất nhiều.
Mà mở không phải lúc nào cũng vui sướng nhé. Cái vỡ lòng đấy sẽ mang tới những điều không tưởng, đôi khi là chuyện buồn. Mình không thể kiểm soát được nhưng mình có thể chấp nhận.

Vẫn còn một vài chỗ trống, thông tin ở dưới đây. Chạm Ngẫu Hững – Đánh Thức Điều Không Tưởng.

ps3: Hàng tuần mình viết một bức thư nhỏ bằng tiếng Anh gọi là Men Suy Ngẫm (tiếng Anh là Enzyme for Thought) cho những người đã phè phỡn thông tin fat food muốn một chút gì đấy giúp lòng mình tiêu hóa hơn. Mọi người đọc được tiếng Anh có thể đọc thêm ở đây. Enzyme for Thought

Hội Hè Toàn Thân 2020 – Sử Kí

(một phần của Đại Việt Ngẫu Hứng Toàn Thân, một cái tên hoàn toàn ngẫu hứng chế ra)

Ghi chú: bài viết chia sẻ trải nghiệm và góc nhìn của một người tổ chức Hội Hè Toàn Thân cho môn Chạm Ngẫu Hứng, 100% Made in Vietnam.Đây là trại đầu tiên trên thế giới sau COVID-19! (tung hoa tung hoa 💃💃💃)Mình viết với một vài ý định

  • Đúc kết kinh nghiệm, hi vọng tăng trí khôn bầy đàn lên.
  • Chia sẻ một góc nhìn sâu và về toàn cảnh, hi vọng mọi người trân trọng những điều đã xảy ra hơn.
  • Cho người mới: mình viết để cho người mới cũng có thể mường tượng được về mặt tư tưởng, hi vọng bạn đủ tò mò để đọc & thử 😀

Bài viết dài, mọi người rót ly trà, nhấm nháp từ từ, có chạm đến gì trong lòng thì xin hãy chia sẻ.


Chùm ảnh kí sự.

Ăn mừng

Lần đầu tiên làm một hội hè quy mô lớn như vậy và phản hồi rất tốt của mọi người, mình thấy rất may mắn. 

Những lần khác mình sẽ ngồi phân tích tới bến chuyện tốt xấu, lần sau cần cải thiện gì, xem học được điều gì. So với những lần đấy, lần này mình không nhìn lại quá nhiều. Chắc tại mình bớt nghiêm túc hơn rồi. Với lại, điều quan trọng hơn bây giờ không phải là mình đã làm gì mà là mình như thế nào khi mình làm chuyện đấy.

Cái đáng ăn mừng nhất đợt này là mình làm với rất nhiều tình yêu.
Lúc đầu mình viết “Thấy rất vui vì thấy tình yêu của mình đủ lớn dám làm những thứ hâm hâm như vậy”. Xong rồi mới thấy là ngược lại. Tình yêu nào phải “của mình”?
Có lẽ phải nói là “mình đủ lớn để chứa được nhiều tình yêu hơn và đủ nhẹ để được cuốn đi nhiều hơn.” Đúng là có vài lúc hơi nản hay khó chịu, nhưng đều được cuốn đi rất nhanh. 
Hi vọng là mình tiếp tục lớn hơn và nhẹ hơn nữa. Lúc nào không chứa nổi thì nhờ mọi người chứa hộ. Lúc nào nặng quá thì nhờ mọi người khênh hộ. 😀
Như ngọn sóng, chúng ta sẽ cùng lên và xuống, nhịp nhàng, bất tận.

Sóng lên sóng xuống 🤩

Ăn mừng xong rồi, bắt đầu kể chuyện thôi

Người lái đò và tình yêu

Anh lái đò và các chị thiên nga

Trong cuốn tiểu thuyết nhỏ của Hermann Hesse mình đọc lại hàng năm,nhân vật chính Siddhartha (cũng là tên tiểu thuyết) trên con đường đi tìm sự thật đã qua rất nhiều thăng trầm của cuộc đời. Một ngày nọ, lê bước đến bên bờ sông trong sự tuyệt vọng. Siddhartha gặp một người lái đò tên Vasudeva. Ông từ tốn đưa Siddhartha qua sông để bắt đầu một cuộc đời mới.

Mỗi khi mình dẫn mọi người đến An Lạc Trang, mình lại nhớ lại câu chuyện này. Chiều thứ bảy, mấy chị thiên nga lôi kéo mình bỏ việc chăm lo hậu cần để theo anh Tùng lái đò quanh cù lao ngắm cảnh. 
Giữa tiếng mọi người râm ran cười nói, một câu hỏi chợt đến trong đầu “Mình đang được đưa đi đâu? Mình đang đưa mọi người đi đâu?” 

Chưa cần biết đi đâu, nhưng mình biết là cách mình đang được đưa đi và được nuôi nấng ở đây rất nhiều tình yêu thật. Vừa được ăn ngon, vừa được lắng nghe quan tâm.

Được ăn ngon rồi phục vụ tận tình, sướng mờ mắt.

Lúc đấy mình chỉ nhớ có câu hỏi vọng lên như vậy thôi, nhưng rồi sau khi về nhà ngẫm lại, một câu trả lời đã chợt hiện ra:“Mình đưa nhau về nhà với chính mình rồi tiếp tục đi chơi quanh quanh.”
Ngẫm lại thấy cũng đúng. Đấy vừa là ước mơ vừa là việc của đời mình lúc này. 
Một trong những cách làm việc đó là viết. Để mình sẽ kể cho bạn một vài khoảnh khắc đáng nhớ khi mình được về nhà với chính mình và chơi quanh đây.

Sự Yên Lặng Ngọt Ngào

buổi sáng có nhiều góc rất đẹp

Sáng thứ 7,
Tia nắng mặt trời hé vào mắt đánh thức mình dậy. Phía xa có tiếng mọi người ở sảnh đường. Ngay đây có tiếng lặng yên ở bên trong.
Đột nhiên sự yên lặng ngọt ngào ấy trào lên trong lòng, làm mình không thốt được nên lời, cứ nằm đấy mà lắng nghe.
Nó không phải sự lo lắng vì không lo được những việc muốn lo, không phải sự khó chịu vì mất thời gian để làm việc khác. 
Cũng không phải sự thỏa mãn khi bao nhiêu công sức chuẩn bị đã thành hình thành tướng hay lòng kiểu hãnh vì đã có một chương trình thành công hoành tráng. Cũng không phải niềm vui hân hoan khi được làm điều trong lòng mách bảo, không phải sự ngỡ ngàng khi thấy một ước mơ đã trở thành hiện thực sớm hơn mình tưởng, không phải cảm động khi nhìn thấy vẻ đẹp của tình người (và cơ thể người nữa). 
Tất cả những trải nghiệm đấy đều đẹp, đều làm mình trọn vẹn hơn. 

Nhưng điều nhớ nhất là những giây phút “Đây là Đây” (“This is it”) thế này. Đây là Đây. Giờ là Đủ.
Cảm thấy được một sự hiện diện thật lớn, thật đẹp của một thứ không gọi được tên. Cảm thấy như mình đang nằm trong một cái bồn tắm vô tận, với tình yêu phủ đầy lên thời gian và không gian. Cảm giác được yêu, được có lòng này để mà yêu. Được quan tâm, được có cái tâm để mà quan tâm.

Sự yên lặng có thể chứa được muôn vàn những sắc âm này là điều có lẽ mình luôn hướng về mà lâu lâu mới được chạm vào.
Đôi khi thấy những giây phút này, mình rớt nước mắt vì quá đẹp và quá biết ơn. Cái cảm giác thân thuộc đấy như một nụ cười, một ánh mắt chào đón đứa con lưu lạc xa xứ được trở về nhà.
Mình giật mình hỏi “Đợi từ bao giờ đấy?” Tiếng lặng thinh.Không phải là không có câu trả lời. Sự yên lặng là câu trả lời. Luôn đợi.

Dù bạn có quên điều ấy, điều ấy không bao giờ quên bạn.
Trên đời có một thứ duy nhất yêu thương vô điều kiện, đó là thứ không diễn tả được. Có người gọi là Chúa, Ông Trời, Tình Yêu, Vũ Trụ. Mình tạm gọi là Sự Sống, hay còn gọi là Điều-Mà-Ai-Cũng-Biết-Nhưng-Giả-Vờ-Quên.
Mình không biết bạn như thế nào, chứ mỗi khi mình sực nhớ ra điều đấy mình vui mất mấy ngày. 😅
Lúc đấy, mình không lo chết đói, không sợ người khác đánh giá hay từ chối, không ham muốn chứng tỏ bản thân vì đã làm được một việc lớn, cũng chẳng khao khát khám phá phát triển hay thậm chí là sống cống hiến cho nó có ý nghĩa. Lúc đấy cứ sống là vui lắm rồi.

Được mấy hôm sau mèo loại hoàn mèo, ngựa quen đường cũ, lại lo lắng vớ vẩn rồi thèm thuồng đủ thứ (ví dụ như bỏng ngô). Theo hội tâm linh chẩn đoạn thì sẽ gọi là tỉnh được một tí rồi lại gà gật ngủ tiếp. 
Nhưng mà không sao. Cứ ngủ cho nó sướng, tội gì. Ngủ đẫy giấc tự khắc sẽ tỉnh. Nếu mà mình ngủ gật quá, đời sẽ có có chuông báo thức gọi dậy. Còn ngủ nữa thì sẽ người đến đánh thức mình (đôi khi bằng cách vả vào mặt 😅)
Có quên thì sực nhớ mới sướng, chứ cứ khăng khăng căng mắt ra không cho mình ngủ thì mệt quá. Mình chịu, không chơi trò chạy đua vũ trang tâm linh đấy đâu. Toàn thua. 😥

Bịt mắt bắt  mình 

Nhảy bịt mắt tối thứ 7

Một trải nghiệm đáng nhớ cho nhiều người, đặc biệt là người mới là buổi tối thứ bảy khi mọi người bịt mắt để nhảy chung.

Bạn tưởng tượng mình đang nhắm mắt đi loạng quạng chậm rãi cùng với nhiều người khác như vậy thì mình sẽ cảm thấy thế nào. Người thấy sợ, người thấy hào hứng, người thấy tò mò, người chả mặn mà lắm.

Mình đã tham gia nhiều buổi như vậy ở nước ngoài và thường rất thích. Đợt này mình bò vào giữa, để sóng người đẩy mình đi, lúc đầu cũng rối rắm nhưng rồi một lúc hơi mệt rồi mình ngồi yên lại, không bò đi nữa. Lúc đấy thích lắm. Sau rồi mới nhận ra “Ồ. Đây là cảm giác của sự lặng yên giữa muôn hình vạn trạng, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.

Nó như kiểu đang bật nhạc ồn ào thì tự dưng yên ắng lại, nhưng không phải là tắt nhạc mà là mình không nghe thấy gì nữa. Vì mình đang nghe ở một tầng sâu hơn, tĩnh mịch hơn. 

Cảm giác này chắc có thể gọi là viên mãn, Đây là Đây, Thế là Đủ.
Lần đầu tiên mình có cảm giác như vậy là khi đi một khóa thiền mùa đông. Nó sướng lắm, kiểu có thể ngồi đấy bao lâu cũng được. Nhớ lúc đấy có một suy nghĩ khởi lên “Ôi, sướng thế này sẽ chỉ được mấy giây phút thôi xong rồi lại hết”. Thế là nó hết thật. Đang cao trào thì hết phim. 😄

Mình đã từng đi tìm cảm giác đấy một thời gian. Càng sướng thì càng khó buông, càng muốn đi tìm. Dần dần mới biết để không níu kéo những khoảnh khắc đấy, biết rằng sẽ luôn có những lúc như thế này nữa. Không sợ hết hay sợ thiếu những giây phút ngọt ngào như vậy khi mình cho phép lòng được mở ra, để chạm và được chạm vào sự trọn vẹn của Sự Sống.
Điều đó luôn ở đây, dù mình có ý thức được không. Sẽ có lên có xuống, có buồn có vui, có kết nối và có tách rời.

Sau này mình nhận ra: nếu những khoảnh khắc đấy thực sự là cảm giác “trở về nhà với chính mình” như mấy cuốn sách tâm linh hay các thầy chùa hay dạy, thì tất cả những việc khác mình làm đều là đi chơi.

True Life With God » Turtle Shells
Giống hình ảnh con rùa, đội nhà đi theo mình, lúc nào sợ có thể chui vào, lúc nào tự tin hơn lại bò ra đi chơi tiếp. (ảnh minh họa, từ đây)

Có người đi chơi xa quá quên nhà, có người ở ru rú ở nhà lại quên đi chơi.

Thử hình dung là ở một khía cạnh nào đó, bạn không thể mắc sai lầm, không thể thất bại, không thể không có ý nghĩa, không thể lãng phí cuộc đời.
Nếu cuộc đời không phải là mê cung với các ngõ cụt và rất nhiều cạm bẫy, nếu bạn sẽ không bao giờ “lạc lối” thì sao?
Thay vào đó, nếu cuộc đời giống như một con đường dài với khúc quanh co, có lúc lên voi xuống chó, lúc dẫn mình đi sâu vào thế giới bên trong lúc đưa mình ra nơi xa xăm bên ngoài, nhưng luôn chỉ có một lối đi, luôn chỉ có một bước tiếp theo thì sao?
Nếu mình luôn tự đi, không cần ai nhắc, cũng chẳng cần lí do thì sao?

Mình cảm thấy bóc được thêm một lớp khỏi tấm màng để nhìn rõ hơn về cảm giác tự do. Tự do không chỉ là muốn làm gì cũng được. Tự do còn là thế nào mình cũng đón nhận được.

Người ta nhảy hơi mạnh bạo, mình có thể đón được. Người ta hơi nhẹ nhàng rụt rè quá, mình cũng có cách để thấy kết nối hơn. Người ta trượt xuống giữa chừng, mình có thể đứng hoặc trượt xuống cùng.

Mình có thể tự do để tham gia chuyện đời hơn. Từ chuyện đôi lứa, sự nghiệp, nhà cửa, tiền bạc, sứ mạng, tâm linh, mình muốn dấn thân vào những cuộc chơi lớn của đời như vậy và qua đó biết mình, biết mọi điều xung quanh hơn. 
Viết được ra như vậy thôi mà vẫn thấy điều này ghê lắm. Đã muốn nhập vai thì phải diễn sâu. Đã diễn sâu thì sẽ có những điều tưởng chừng ngớ ngẩn hay sai lầm.
Giống như việc nhảy chạm ngẫu hứng không thể sai không có nghĩa không có những chuyển động trông mượt hơn, cảm giác phê hơn hay đỡ đau tay đau chân hơn. Đời nhiều nghịch lý mà.

Nhắc đến chuyện này mới nhớ, tối hôm đấy sau khi có màn bịt mắt nhảy, mình nói chuyện với Phúc ở dưới bếp. Phúc có kể về trải nghiệm bịt mắt của mình: “Có những lúc mình thấy run lắm, không dám bước tiếp vì con đường tăm tối phía trước. Sợ đập đầu vào cột hay ra khỏi sàn. Nhưng mình lại nhớ tới việc có những thiên thần bảo vệ, và nhớ rằng mình có tay có chân có thể rà soát được xung quanh. Nên mình tiếp tục đi.”

Câu hỏi cho chúng ta tự ngẫm đây:
Nếu biết rằng bạn không bao giờ lạc và luôn có thể về nhà thì bạn có đi chơi không?
Nếu biết rằng bạn luôn có thể nhảy mà không sợ sai, không sợ ngốc, không sợ mọi người cười thì bạn có nhảy không?

Câu trả lời của một vài người…nhảy thôi.

Lý trí, cãi vã trong đầu và chủ nghĩa cơ hội

Có một chị chia sẻ sau workshop khám phá Giọng của Phổi một câu mình rất nhớ: “Khi cơ thể mình vui nó sẽ tự hát.” 
Đúng rồi. Và nó sẽ tự nhảy, tự nghỉ.
Là người thích suy ngẫm, đã từng theo học Tin Học & Triết Học và không quá ngốc về mặt logic, mình đã từng là người luôn phải tìm lí do.
Càng sau này mình càng nhận ra cái mình gọi là lí trí toàn là mấy tiếng cãi vã văng vẳng trong đầu. Trong đầu mình luôn có một giàn hợp xướng với các giọng ca khác nhau (ai xem phim hoạt hình Inside Out sẽ rõ). Đi chạm và nhảy nhiều, mình sẽ dần dần nhận ra là điều thực sự đưa mình đi, mình không bao giờ gọi tên được.

Đợt vừa rồi đọc được một câu thấy rất thấm thía trong cuốn Supercoach của bác Michael Neill cũng là một người có tính suy nghĩ quá nhiều:

“Số lí do để mình cần để làm một điều gì tỉ lệ nghịch với mức độ mình thực sự muốn làm nó”.

(“The number of reasons you have to do something is inversely proportional to how much you actually want to do it.”)

Mình càng phải bịa ra nhiều lí do để làm một việc gì đấy thì càng chứng tỏ mình không muốn làm việc đấy.
Điều ngược lại cũng đúng: đã muốn làm thì không phải hỏi tại sao. Ai hỏi, cứ đổ tại bạn “duyên”. 😅

Sướng thì nằm như mèo thôi. 😀 Trông giống Catwoman phết.

Hầu hết cái mình gọi là lí do thực ra chỉ là cớ.
Sống cho chính mình có thể không cần phải nhiều lí do, nhưng để có thể vui chơi hòa hợp với người khác thì phải biết cách kiếm cớ. Nói nôm na ra, cớ là một “mẩu chuyện ngắn” để lý trí (của người khác hay của mình) có thể vin vào cho đỡ sợ khi cái hứng đã muốn kéo mình đi.

Ví dụ 1: đi hội hè này, với nhiều người tập nhảy chỉ là cái cớ. Cái nhiều người muốn thật sự là ba ngày xa cách hẳn khỏi thành phố, cho đầu óc nhẹ bẫng đi. Nhưng mà chỉ đi chơi không thôi như vậy thì phí quá, thôi phải tìm cái cớ là “đi học nhảy”.

Ví dụ 2: Có người hỏi mình tổ chức cái hội hè này để làm gì? Mình có thể giải thích một đống lí do, kiểu “lần đầu tiên xuống An Lạc Trang năm ngoái mình đã có ý định đưa một đống người xuống đây, tạo ra cho họ một trải nghiệm đẹp như điều mình đã từng có.” Mình cũng phải nói như vậy cho cái phần lí trí của mình thấy xuôi tai. Lí do thực sự là thấy có đủ cớ: có hứng sáng tạo, có người giúp xuất hiện, có máu nhảy vào cơ hội, thiên thời địa lợi nhân hòa thì làm thôi. Chủ nghĩa cơ hội mà. 😄

Ví dụ 3: Mỗi người sau khi tham gia về cũng bắt đầu nhìn thấy những chuyển biến bên trong và ngoài cuộc sống. Việc mình đứng ra tổ chức cho mọi người đi trại hè cũng chỉ là cớ cho những chuyện đấy xảy ra. 😋
Bản thân mình sau khi tổ chức nhìn thấy ra bao nhiêu con đường mở ra cho chính mình về chuyện tổ chức, xây dựng cộng đồng hay dạy Contact Improv. Bạn biết suy nghĩ đầu tiên của mình là gì không? “Bó tay, biết thế làm từ trước”. Nhưng mà biết trước thì đã giàu 🤣 Nói đùa vậy thôi chứ thực ra trước đây không làm được đâu, bây giờ mới đủ duyên.

Áp dụng vào bộ môn chạm ngẫu hứng này: trong lúc này, bạn muốn nhảy với ai, nhảy thế nào, thậm chí có muốn đi hội hè không, tất cả những điều đấy đều rất khó giải thích bằng lời.

Nôm na là “thích thì nhích”, nhưng không đơn giản chỉ là mang tính chất bộc phát ham vui nhất thời không lo đến lợi ích sau này. Cái cảm giác thích của mình sẽ dần dần được tinh lọc theo thời gian, để cái gì mình thực sự thích thì cũng thực sự tốt cho tất cả. Đây thường là một quá trình dài, yêu cầu mình chậm lại để lắng nghe xem cái gì đúng, tốt hay thích. Không thể kì vọng ngày một ngày hai là thạo ngay được khả năng lắng nghe này, nhưng luôn có hi vọng là khả năng vốn có của chính mình rất nhiều.
Trong lúc chưa thạo thì mình vẫn phải kiếm cớ để nhảy. Chỉ cần nhớ là cớ chỉ là cớ, không hơn không kém.

Một trong những tác dụng phụ rất rất hay từ ngày thực hành Chạm Ngẫu Hứng (và các hình thức ngẫu hững khác) là học được cách đưa ra quyết định tốt. Đôi lúc cũng trăn trở mất thời gian tí, nhưng nói chung là nhạy bén hơn rất nhiều.

Có người gọi cái trực giác là một dạng năng lực tâm linh. Mình thì thấy kiểu trực giác này có nhiều cơ sở khoa học hơn. Mình kiểm chứng nhiều lần, thấy đúng nhiều hơn sai (đúng nghĩa là bên trong thấy thật sung sướng sau khi đưa quyết định) mình mới dám đi theo sự mách bảo không lời nhiều hơn. Chứ cứ hứng lên mà làm vô tội vạ, không học từ trải nghiệm của mình, càng làm càng thấy khổ thì ngỏm.

Mấy người hay lãng mạn hóa chuyện đi theo tiếng gọi từ bên trong như kiểu định mệnh tìm được ý trung nhân, từ bỏ công việc, chuyển sang thành phố mới v.v. Không có gì sai, nhưng tại sao phải đợi đến lúc có những quyết định then chốt, cần nghe mới giỏng tai lên nghe? Nếu giọng nói không lời đấy thực sự tốt thì tội gì không nghe nhiều hơn. 😀

Muốn lắng nghe được tốt thì phải tập lắng nghe hàng ngày (từ chuyên môn là “chánh niệm” nhưng mà nghe hơi xa xôi). Mình luôn có thể tiếp tục rèn trực giác. Trong tin học, cái này gọi là Machine Learning, vứt dữ liệu cho máy tự học & đúc kết kinh nghiệm và phán đoán. Bên ngoài thì gọi là Trường Đời dạy cho mình Khôn ra 😄.

Nói đến đây phải nói đến một ý quan trọng mà nhiều người hiểu nhầm. Không có lí do tức là không có suy nghĩ gì.
Ai bảo suy nghĩ không phải là một phần của Sự Sống?
Là người kiếm cơm bằng việc động não chính rồi mới động người (và hi vọng là đều bắt đầu từ động lòng), mình thấy suy nghĩ quá quan trọng luôn. Không có suy nghĩ thì lấy đâu ra bài viết này?
Cái quan trọng là mình để ý xem suy nghĩ của mình đang đưa mình tới đâu. Suy nghĩ đến rồi đi như những chuyến xe bus, và mình có thể nhảy lên và nhảy xuống lúc nào mình thấy phù hợp. Khi mình có thể nhảy lên nhảy xuống làn xe bus trong đầu một cách nhẹ nhàng hơn, mình sẽ bắt đầu thấy là mình làm việc mà không cần quá nhiều lí do như trước nữa.

Sự Sống luôn tiếp tục…

Nói xa xôi hơn tí, bất kể cá nhân mình có đưa ra lí do gì không, tốt hay xấu, nên hay không nên, Sự Sống vẫn tiếp tục.
Câu hỏi là mình cho phép mình bao nhiêu để đi theo hướng của Sự Sống?
Lúc đấy là khi mình được sống đã hơn. Lúc đấy mình cũng sẽ nhận ra rõ hơn mình là một phần thiết yếu của Sự Sống.
Nhiều người cũng giống mình có cảm giác nhiều Sự Sống trong và sau thời gian hội hè. Có lẽ nó đi từ bản năng rất sâu của con người. Khi mình vận động cơ thể, nhảy múa ca hát với người khác không có chủ đích gì, mình sẻ cảm thấy Sự Sống rõ hơn. Nếu bạn để ý, lúc mình thực sự để Sự Sống dẫn dắt cũng là lúc mình vui nhất. Trẻ con chưa lớn vui một kiểu, người đã lớn rồi vui như trẻ lại một kiểu khác.

.…nhưng không phải lúc nào cũng tràn trề

ảnh vui minh họa, chú tiểu ở giữa cười vỡ mặt 🤣

Đi theo Sự Sống không phải là lúc nào cũng tăng động dửng mỡ nhé. Sự Sống hiện diện kể cả lúc mệt không muốn làm gì chỉ muốn ngủ, lúc chán không quơ quào tay chân nữa chỉ muốn lặng yên, lúc thấy nói chuyện nhiều chỉ muốn nhìn nhau với một ánh mắt trân trọng,

Trong hội hè, có người hỏi mình về ngẫu hứng là “Đôi khi mất hứng phải làm thế nào?” Bật ra từ mình là một câu hỏi “Không biết hứng đến từ đâu?” Cái sự bật ra đấy là Sự Sống làm, không phải mình làm.

Giờ mình vẫn đang đi theo câu hỏi đấy để tìm cảm hứng. Càng để ý càng thấy cảm hứng không phụ thuộc nhiều vào môi trường bên ngoài bằng độ sạch của ngôi nhà bên trong.
Ví dụ là mình viết nhiều, mỗi khi bế tắc sẽ thường đi bộ, không phải đi tìm cảm hứng mà là đi để dọn nhà. “Nhà sạch thì mát”, các bạn còn nhớ không?

Đẹp trong đẹp ngoài

Cái môn Chạm Ngấu Hứng CI này thật là dị. Trong tất cả các môn nhảy múa nghệ thuật khác thì chắc môn này xếp hạng bét về ăn mặc đẹp. Đi nhảy mà như đi làm ruộng. 

Trước và sau… cái áo đã rách tả tơi đủ để cho vào bảo tàng (thay vì làm giẻ lau nhà). 

Quần dài áo có vai, trai gái thường như nhau tuốt. Thế nhưng cái vẻ đẹp chân chất đó đã chạm đến lòng mình.
Dù không phải là dân múa, mình cũng đã đi xem biểu diễn nhiều môn từ breakdance cho đến ballet, salsa hay đương đại v.v.. Rất nhiều vở biểu diễn làm mình thốt lên “đẹp quá”. Môn CI này là môn đầu tiên mình ngắm mọi người nhảy mà thốt lên “Hay thế, mình cũng muốn thử!”

Một phần vì CI trông có vẻ dễ (cũng đúng so với rất nhiều bộ môn khác).
Hai là nó dành cho những người thích tham gia nhiều hơn hưởng thụ. Cốt lõi của nó là ngẫu hứng thay vì biểu diễn, và thường là khi mình nhìn một cặp nhảy với nhau họ chẳng còn hơi đâu để để ý đến mình. Có một điều gì đó trong sự vô tư và thực tại đấy làm cho mình thích ngắm họ.

Mặc dù về mặt hình thức thì chẳng có gì quá hoa mỹ, nhưng những chuyển động rất đơn giản lại thường thấy rất cuốn hút.Nó luôn có điều gì đấy rất sống động (vì mỗi một khoảnh khắc lại dẫn tới khoảnh khắc sau, không dự đoán được), gần gũi (không phải gần nữa mà là chạm) và thật (vì ngẫu hứng thì không biết giả vờ thế nào).

Vì thế nên việc ngắm mọi người nhảy rất sướng mắt và làm mình ngứa nghề. Nhìn từng người nhảy mà mình có cảm giác mình biết rõ họ hơn.
Mình thấy đẹp vì không chỉ về mặt kĩ thuật hay động tác mà chủ yếu vì sự hiện diện thật của con người, với về tính cách và phẩm chất riêng của họ. 
Mình nhìn được vẻ đẹp vốn sẵn của họ đươc gợi ra khi họ không cố phải như thế này như thế nọ theo một hình tướng nhất định nữa. Người thật việc thật, dù không hoành tráng nhưng luôn có sự tươi mới. Nó đẹp như một bông hoa trên cành thay vì một bình hoa nghệ thuật. 

Nói chung tùy gu từng người. Trước đây mình thường thích khám phá vẻ đẹp sẵn có hơn là tự tạo ra một cái gì đấy. Giờ mình đang thử thích cả hai. 


Là người đã thực hành CI một chút, mình sau này để ý được rằng đôi khi có những đoạn nhảy trông ngoài chả có gì nhưng bên trong lại có rất rất nhiều sự thân mật ngọt ngào chỉ qua từng cử chỉ nhỏ (cái này dễ làm nổi cơn ghen).
Ngược lại, cũng có những đoạn nhảy kĩ thuật rất hoành tráng bay lượn ầm ầm nhưng cảm giác cứ thấy thiếu cá tính, thiếu hồn kiểu gì.
Kết luận là phải có cả hai.
Chỉ có hồn mà không có xác, ý tưởng mà không có hành động, khái niệm mà không có động tác, có kết nối mà không có kĩ thuật thì sẽ cảm thấy vô định hình, chưa kịp ngắm đã trôi dạt mất tiêu.
Chỉ có xác mà mất đi phần hồn, hành động mà quên đi cảm hứng, chuyển động mà không có sự sống thì cũng sẽ thấy nhàm rất nhanh.

Nói đến đây cũng muốn chia sẻ một trong những điều mình rất rất ưng về hội Chạm Ngẫu Hứng nhà mình. So với nhiều bên nước ngoài, hội nhà mình có vẻ sự chú trọng về mặt hình thức & ăn mặc. Có thể là do nó được bắt đầu du nhập qua hội chị em phụ nữ với độ quan tâm đến hình ảnh cao hơn chăng? Có khi nào hội lần sau chúng ta sẽ tổ chức cuộc thi thời trang CNH? 😆

Kết: bình thường hóa

Hôm tối thứ năm tổ chức workshop trước ngày đi, có một bài tập ngẫu hứng nhóm ngắn.
Mọi người đứng sang hai bên, rồi một người xung phong vào làm một động tác gì đấy lặp đi lặp lại. Xong rồi làm một lúc có thêm một người khác vào làm một cái gì đấy khác tương tác. Rồi từ từ cứ thế mà vào tiếp.

Có một người làm chuyện điên điên thì thấy nó điên, người khác nhảy vào thì thấy đỡ điên hơn, nhiều người vào nữa thì thấy nó cũng thường.

Có thể áp dụng điều này vào trại hè. Khái niệm “Trại hè cho người lớn nhảy múa” là một điều có vẻ không tưởng cho người bình thường ở nhà mình, thậm chí kể cả dân nghệ sĩ.
Có khi nào bạn dần dần nhìn ra là chuyện nhảy múa vô cớ mới là bình thường, còn nhiều chuyện trong cuộc sống đi làm mới gọi là không bình thường theo kiểu đi ngược với nguyện vọng chính đáng của bản thân? Lúc đấy bạn sẽ thấy được mở ra một thế giới Mới và Thân Quen (“a new and ancient story” bởi tác giả Charles Eisenstein).

Mình chỉ đợi mọi người đến một ngày cười vào mặt mình “THƯỜNG THÔI”. Cho đến khi đấy, mình sẽ vẫn tiếp tục làm chuyện bất thường. 😆

Đợi một ngày được xem cho lá bài Tarot “thường thôi” 😆

Tái bút: Đợi chuyến đò sau

Sau hội hè, mình có kể với anh Tùng là đợt này có nhiều người không đi được vì đã quá đông, mình cũng thấy hơi tiếc cho họ. Anh bảo “Có những lúc anh quan sát bản thân thấy mình cũng vướng vào cái ham muốn được giúp người khác. Nó cũng là một ham muốn. Nhưng mà không vội, luôn có chuyến đò sau. Không có đò của mình thì sẽ có đò của người khác.”

Mình mới ngộ ra là mình muốn giúp người khác, nhưng khi cả mình và người ta cùng chưa sẵn sàng, về tinh thần, về khả năng tổ chức, về tài chính v.v. thì thôi (càng lớn càng thấy tiền cũng chỉ là cái cớ. Bây giờ bảo bạn bỏ 3tr được gặp riêng bữa tối với một thần tượng bạn đã theo bấy lâu nay bạn có đi vay tiền để đi không?)
Không có chuyến đò này, thì sẽ có chuyến đò sau khi cả hai bên sẵn sàng.
Chúc bạn và mình cùng “không vội, và vẫn xí lấy cơ hội“.

Ai quan tâm đến những chuyến đò sau thì theo dõi trên Fb page Vietnam Contact Improv nhé.  Hẹn bạn đi về với chính mình rồi đi chơi loanh quanh.




Ăn gian đoạn kết: ăn mừng tập 2 

Vì đây là một ngày vui, để mình kể nốt chuyện Siddhartha đã mở đầu bài viết này.
Khi bạn Siddhartha đi từ rừng quay lại thị trấn, bạn lần đầu nhìn thấy chị Kamala, một chị kiều nữ xinh đẹp lung linh được rước kiệu qua đường. Bạn Siddhartha này thấy chị đẹp quá, đứng ra giữa đường đòi gặp. 
Chị này thấy bạn này đầu tóc bù xù ăn mặc rách rưới đuổi đi, nhưng bạn ấy cứng đầu vẫn đứng đấy nên chị bèn hỏi “Cậu kia, rách rưới hôi hám như vậy làm được gì?”
Siddhartha nghĩ một xíu đáp lại: “Tôi có thể nghĩ, tôi có thể đợi, tôi có thể nhịn”. (“I can think, I can wait, I can fast”)
Chị Kamala này ngạc nhiên vì câu trả lời có vẻ không liên quan lắm, nhưng cảm thấy một điều gì đấy đặc biệt từ anh chàng này nên cho người hầu đưa đi cắt tóc gội rửa và khi xong thì thấy bạn này cũng khá Bảnh.

Vào tình huống đấy, trước đây mình cũng có thể nói một câu sâu sắc hay ho như vậy. Giờ mình sẽ vẫn nói thế nhưng sau đấy sẽ bắt đầu nhảy múa.
“I can think, I can wait, I can fast”. I CAN ALSO DANCE! HALLELUJAH!!!

Bạn tự rút ra bài học rồi bảo lại mình nhé, mình tiếp tục múa người, múa lưỡi, múa bàn phím đây. 

sướng lè lưỡi…