Ngầu hay là Yêu (mình)?

hay là phần 2: Xuống Núi để Mở Lòng.

(podcast cho những ai thích nghe 😀 Link )



Hôm nọ ở buổi đầu của chuyến Du Hành với Mở Lòng có một bạn kể.
“Lúc đầu mình nghĩ mình tới đây để học và để được mở lòng. Nhưng bây giờ khi ở đây rồi mình mới thấy thật ra là mình cô đơn.”

Lúc đấy ban ý cười trừ rất duyên. Lúc đấy, mình và có lẽ nhiều người trong Zoom cũng cảm thấy bạn ấy rõ nhất. Mình thấy gần với bạn ấy hơn.
Khi con người ta chạm tới sự thật của mình và có thể gọi tên cho nó một cách bình dị (“ừ, tôi cô đơn”), không nói giảm mà cũng không nói quá, không trách móc, van xin hay phòng vệ thì tự nó đẹp. Tự giây phút đó nó chạm.

Chính mình nghe xong cũng thấy nhẹ nhõm một chút. Ở đây, chúng ta có thể mở lòng hơn, thật lòng hơn.

Xuống núi với chính mình

Một hình ảnh trong Mở Lòng mình hay dùng là “xuống núi”. Nếu như trong kinh Phật hay nói là “lên núi đi tu”, thì ở đây là “xuống núi thực hành”.
Xuống núi là cho mình được chạm tới những sự thật ở những tầng khác nhau của mình.
Bắt đầu từ để ý cảm giác trong người, rồi thấy rõ hơn những mong muốn, nhu cầu, niềm hân hoan, nỗi lo lắng. Những điều mà đầu óc bận bịu của mình thường ngày không để ý.
Hầu hết với tất cả chúng ta, đặc biệt là dân có trí thức thì ở trên núi quen thuộc với an toàn hơn. Nó cho mình góc nhìn tổng thể, đứng từ xa, dùng lí trí phân tích xem xét chính mình. Cái này cần thiết mà chưa đủ. Mình là thằng như thế và càng ngày càng thấy cần phải xuống núi hơn nữa.
Xuống núi khá là ghê. Lăn lộn loạn xà ngầu, nhiều khi lí trí mình muốn kiểm soát gọi tên mọi thứ nhưng cơ thể, cảm xúc, nhu cầu thì nó cứ như vậy.
Thôi nói lí thuyết đủ rồi, để kể chuyện xuống núi chứu không lại bị chửi “sống đạo lý nói như gì”. 😅
Hôm nọ viết bài “ngầu hay là yêu” xong mới nhận ra hóa ra mình còn “ngầu” với chính mình quá. Ngầu nên nghĩ mình không cần gì, không hi vọng gì, tẩm ngầm tầm ngầm sống trong thế giới riêng và làm việc của mình thôi. Ngầu nên cắm đầu vào phát triển bản thân, luôn luôn phải tiến bộ.

May be a cartoon of text that says 'LÚC ĐÓ TỘI ĐẠNG NGỘI MIỆT MÀI LÀM VIỆC... THÌ ĐỘT NHIÊN TỘI CẢM THẤY CĂM HẬN TƯ BẢN SÂU SẮC 你 VÌ ĐÃ BIẾN TÔI THÀNH NỘ LỆ CỦA ĐÔNG TIÊN NÊN TÔI QUYẾT ĐỊNH KHÔNG LÀM GÌ NỮA VÀNG XM COMIC BẠN LƯỜI THÌ CÓ 1-1'
Một ví dụ của việc “ngầu” với bản thân, tưởng mình hay ho lắm, hóa ra là ham chơi 😄




Bạn bè #teamTâmLinh cũng có vài người ngầu như vậy. Mọi thứ đều đầy đủ, chả cần gì hết.
Mẹ mình đi tu, từ hồi nhỏ dắt mình đi chùa hay bảo “cứ sống tốt với những gì mình đang có là được, không cần phải cần gì nhiều đâu con ạ”.
Vấn đề là mặc dù tất cả các lời khuyên đều đúng, chưa chắc nó đã đúng với mình lúc này. Mình cũng muốn thể lắm, nhưng thú thật là cái an nhiên tự tại của mình thường là hàng fake thôi. Sau này yêu rồi mới biết, sự điềm đạm của mình chả phái giác ngộ đâu mà là “lãnh cảm” 😥.
Nhìn lại kĩ hơn thì mới thấy khát vọng, ham muốn, nhu cầu của mình có thật, và rất lớn là đằng khác.

Người yêu cũ trước khi chia tay tặng mình một câu càng ngày càng thấm “Đừng dừng lại / Never settle”. Đây cũng là slogan của điện thoại OnePlus mình dùng.
Có nhiều thứ phải mất đi rồi mới biết nó quý. Nhưng còn nhiều thứ hơn phải CÓ RỒI mới biết nó quý 😀.

Mở Lòng là một trạng thái như vậy. Không nghĩ là mình cần mở lòng cho đến khi có nó mới thấy “Woa không ngờ là mình cần nó đến thế”.

Mở Lòng là một trạng thái như vậy. Không nghĩ là mình cần mở lòng cho đến khi có nó mới thấy “Woa không ngờ là mình cần nó như vậy”.


Bớt ngầu

Không biết giọt nước nào làm tràn ly, nhưng cái ly “ngầu” của mình cũng đang tràn. Có lẽ là do có chút biến động về chuyện tình cảm, và quan trọng hơn là xong một dự án lớn của đời – một cuốn sách viết về cách sống mình đang hướng tới – nên mình bắt đầu sống thật lòng với mình hơn và nhận ra hai điều.
Thứ nhất, một phần bên trong mình luôn biết là có một cách nào đó sướng hơn, tốt hơn, vui hơn khi sống với nhau. Mình gọi phần đó là Thanh Niên Lý Tưởng, và hàng ngày vẫn nuôi bạn ý. Nhưng lý tưởng sống thôi không thì không đủ, vì đôi khi nó quá cao thượng, quá xa xôi, mình dễ bắt ép mình đi theo một cái hình ảnh, một sứ mạng gì đó hoành tráng.
Cao cả mấy cũng đi cùng với sự thật lòng với chính mình, không thì sẽ phốt như mấy vụ phốt từ thiện gần đây.

Nhận ra điều này dẫn tới điều thứ hai mình nhận ra: phía sau vẻ ung dung tự tại của mình là một trái tim khô cằn.
Có một người thầy dạy Enneagram từng dùng hình ảnh của chiếc lá khô, héo quăn đến mức cần nước nhưng sợ chạm vào nước thì nát mủn ra mất.
Ôi, hình ảnh đấy chạm…

Tưởng mình khác người lắm, hóa ra cũng rứa

Bình thường sống hàng ngày đâu có để ý tình trạng lòng mình thế nào đâu. Cho đến khi có chuyện rồi mới thấy chết cha, hóa ra mình mất kết nối thật.
Đến lúc chạm vào nỗi cô đơn tê tái trong người thì mới có động lực tìm cách mở lòng ra.
Mình đã viết về nỗi cô đơn nhiều lần, và vẫn thấy hướng đi này vô tận, càng ngày càng bóc thêm một lớp, chạm tới một tầng khác thật hơn.

Bài học lớn của lần này: Không chạm tới nhu cầu thật thì không có động lực đi xa đâu. Nhu cầu là nguồn sống, là xăng để xe chạy, là nắng để lớn cây.
Dù mình có theo đuổi điều gì, từ tình tiền tài cho tới những cái nghe hoành tráng hơn như chân lý, sự thật hay là lý tưởng sống thì nó cũng xuất phát từ nhu cầu.
Ngay cả đức Phật cũng phải để nhu cầu đi tìm sự thật nó trỗi dậy trong lòng đến mức nào rồi mới bỏ cung điện ra đi cơ mà.
(bên lề: Nhìn từ góc nhìn “nhu cầu là động lực” mới thấy vụ phốt từ thiện gần đây có thể là chuyện xảy ra khi con người ta ngầu quá mà không thật lòng với chinh mình là việc đang làm – tốt – cũng đến từ nhu cầu chính đáng muốn làm người tốt của mình, mà dễ thành ra chuyện “xây dựng hình ảnh người tốt”).

Trong cuộc hành trình khám phá chính mình này, mình rất tâm đắc câu của nhà truyền thuyết học Joseph Campbell. Bác ấy nghiên cứu về các truyền thuyết từ cổ chí kim, từ Thánh Gióng đến Tôn Ngộ Không đến Star Wars hay Harry Potter. Bác ấy đúc kết về kịch bản chung

“Nơi ta từng nghĩ sẽ gặp sự ghê tởm, ta sẽ thấy vị thần
Nơi ta từng nghĩ sẽ chém người khác, ta sẽ trảm chính mình.
Nơi ta từng nghĩ sẽ đi ra ngoài, ta sẽ đi vào tâm của sự sống
Nơi ta từng nghĩ sẽ một mình, ta sẽ cùng với cả thế giới”.

(nguồn: Joseph Campbell)

Ôi câu cuối chạm. Càng đi sâu vào nỗi cô đơn của chính mình càng thấm, càng mở lòng, càng thấy gần gũi hơn với bạn bè, với vạn vật.

Trước đây mình cứ nghĩ mình khác người, toàn nghĩ tới và làm những điều đâu đâu. Đến lúc nhận ra mình cô đơn mới thấy hóa ra mình cũng chả khác gì bao người khác.
Hóa ra cầu nối của mình tới thế giới lại thông qua nỗi cô đơn các bạn ạ, thật là trớ trêu quá đi. 😅
Mình cũng cô đơn, cũng khát khao kết nối, mà lại vụng về không biết làm thế nào. Nhìn nhiều người kết nối với người khác một cách rất tự nhiên, khả năng thấu cảm cao, mình thú thật cũng muốn được như họ chứ. Chả bù với mình trầy trật, đến giờ vẫn có người nói mình là Ây Ai Trí Tuệ Nhân Tạo cơ mà. 😶

Sướng là khi được gãi đúng chỗ

Từ ngày Mở Lòng ra một chút, mình ngộ ra được dăm ba điều hay.
Thứ nhất, mình cũng có nhu cầu this nhu cầu that. Ôi, mình cũng là con người, sướng quá, cảm thấy bớt lạc lõng, thuộc về thế giới con người hơn😆

Thứ hai, mới thấm thía câu “sướng là khi được gãi đúng chỗ”. Nói nghiêm túc hơn tí, “sướng là khi nhu cầu được đáp ứng”. Không sướng lắm chứng tỏ chưa chạm tới nhu cầu hoặc chưa biết cách đáp ứng. Nhu cầu càng nhiều, càng được đáp ứng khéo, càng sướng tợn.

Thứ ba, biết cách gọi tên nhu cầu ra: cần chia sẻ những thứ mình được học, cần có ích, cần có người đồng hành, cần có đất để chơi, cần đào sâu hơn v.v
Đã bao lâu nay mình ngộ nhận là có nhu cầu là không tốt, là gánh nặng. Hóa ra đó là quen phong cách “ngầu” thôi. Còn phong cách “yêu” là biết mình cần gì, trân trọng và dám đi theo điều đó. Cái này nói dễ mà làm khó lắm nhé, đặc biệt là những người mắc hội chứng “Thích Làm Người Tốt” như mình ehe.

Hội chứng “Thích Làm Người Tốt”

Giờ thấy mọi chuyện đơn giản hơn nhiều.
Làm một người có nhu cầu rất là sướng các bạn ạ.
Ví dụ: khi mình hiểu hơn mình cần gì thì đỡ nhập nhằng trong các mối quan hệ hơn nhiều. Xin gì cũng đỡ ngại (vì biết nhu cầu là chính đáng), cho gì thì tinh thần cũng thoải mái, cho đi hẳn, không mong chờ (tại vì có mong chờ gì thì nói luôn ngay từ đầu).
Rồi tự dưng có bao nhiêu người xuất hiện “ơ, cậu cần cái này à? Tớ có thể giúp”.
Đúng rồi đấy, ai quan tâm muốn giúp gì thì cứ tham gia các hoạt động của Nguyên Vẹn và đọc thêm ở page mình nhé.
Từ ngày biết xuống núi làm người hơn, hạnh phúc hơn hẳn. 😆

Nhắn nhủ: từ từ thôi.

Nhìn lại chặng đường xuống núi hay ho như vậy, nhiều khi mình cũng hào hứng quá mức, đem đi chia sẻ với người khác hơi bị nhanh.
Cũng lưu ý cho mình và bạn bè là xuống núi thì cũng từ từ thôi.
Xuống nhanh dễ trượt chân.
Thong thả, con đường xuống núi để hiểu mình và kết nối với đời còn dài. Nghe nói là vô tận luôn.
Nhưng mà cứ xuống nhé. Thấy gì cần làm thì cứ làm. Không cần cố quá, mà nhớ làm. (“take it easy, and take it”)

Chả mấy chốc xuống núi phê quá, không dứt ra được. Giống hồi đầu mình học Chạm, lúc đầu nghĩ là môn này ghê lắm, chạm nhiều choáng ngợp lắm, rồi nghĩ là mình ngầu nên không cần. Bây giờ thì như con nghiện, mùa dịch không được chạm nhiều cảm thấy bủn rủn chân tay 😂

Hi vọng Mở Lòng cũng sắp thấy như vậy. Nhu cầu kết nối nhiều vô kể, chạm đúng mạch là sẽ túa ra đúng kiểu kim chọc thủng quả bóng nước 😂

Bởi vì cuối cùng, chúng ta đều cô đơn. Chúng ta sẽ bước qua cái ngưỡng cuối – giây phút kiếp này chấm dứt – một mình. Và trước đó, chúng ta có thể đi cùng nhau.

Advertisement

Ngầu hay là Yêu?

Hôm nọ có bạn tâm sự với mình là dạo này lo cho bố. Thấy bố có thói quen sức khỏe không tốt, bạn ấy cũng lo. Thấy khó chịu khi thấy bố ngồi suốt, không đi tập thể dục.
Mình thương, nên cũng kể câu chuyện của nhà mình, hi vọng nó có ích.

Câu chuyện lớn hơn là câu chuyện về sống thật lòng với chính mình, một điều mà mình đang thực hành và chia sẻ ở các buổi Mở Lòng. Viết về chuyện này cũng hơi ghê, nhưng thôi, cứ thử mở lòng một chút.


Để kể chút bối cảnh. Nhà mình bố mất được 25 năm rồi. Đó là một cú sốc lớn với mẹ mình. Mẹ không đi bước nữa mà bắt đầu nương nhờ cửa Phật. Mẹ ở vậy nuôi hai anh em khôn lớn hai chục năm nữa, rồi năm năm trước, đủ duyên, mẹ xuống tóc đi tu ở một tu viện ở Thái.

No description available.
Trước khi mẹ sang chùa. Không có ma đâu, ảnh chỉ mang tính chất minh họa 😀



Mình với mẹ không quá thân, những cũng thỉnh thoảng gọi điện.
Hôm nọ sinh nhật, mẹ gọi điện chúc mừng mình.
Lần đầu tiên mẹ hỏi về chuyện tình cảm. Chắc tại thấy cũng lớn rồi 😄 Mình cũng kể một vài mối tình vắt vai. Cũng ngại, vì thực sự chưa bao giờ kể với mẹ.
Góc nhìn của mẹ, một người đã tương đối thoát ly thế tục, là chuyện yêu đương tình cảm chủ yếu là khổ.
Mình bảo mẹ “Vâng, con biết. Mà không phải là tại người ta. Người đồng hành với mình là kiểu cái âm li, giúp khuých đại trải nghiệm của mình lên. Vui thì rất vui, buồn thì cũng rất buồn.”

Từ trước đến giờ mình luôn linh cảm được nỗi đau trong chuyện tình cảm của mẹ. Thấy mẹ mình một mình đôi khi mình cũng chạnh lòng.

Nhân chuyện đấy, mình cũng liểu hỏi mẹ một câu đã đau đáu bao lâu nay.
“Con cũng tò mò tự hỏi mình từ lâu, và thực sự là có một mong ước muốn kể với mẹ.
Nếu mẹ có một người đàn ông đồng hành thì sẽ thế nào?“

Mẹ có vẻ né đi, không nói gì. Chắc mẹ để chuyện đó sang một bên lâu rồi. Xuất gia rồi, ai lại nghĩ tới chuyện đấy?

Mình thì vui. RẤT VUI. Có lẽ đây là niềm vui đẹp nhất đợt sinh nhật vừa rồi: được bộc lộ một điều rất quan trọng về mình cho người thân. Mình không trực tiếp biết bố, nhưng mình có nghĩ tới mẹ. Và mình có quan tâm. Mình có mong ước.


Tại sao nói lên mong ước của mình về người khác, đặc biệt là với những người thân nhất, lại khó như vậy?
Tại sao chân thành với chính mình lại khó như vậy?

Bởi vì chúng ta quá ngầu.
Ngầu??
Bởi vì người ngầu thì không cần dính líu tới người khác, không quan tâm tới người khác nghĩ gì.

Người ngầu có thể phán được câu “thân ai người nấy lo”. Ngầu kiểu tâm linh thì sẽ nói “mỗi linh hồn là một số phận. Tất cả mọi người đều đang trên con đường của mình”.

Đúng là ngầu thì dễ hơn.
Dễ hơn so với việc ghi nhận sự quan tâm và yêu thương nhau.
Vì sẽ dễ dính vào nhau. Mà dính vào nhau thì sẽ rất dễ khổ. Dễ chìm chung.
Sẽ dễ kì vọng. Mà kì vọng thì khả năng cao là sẽ thất vọng.

Nhưng mà phương án còn lại không phải là học cách chấp nhận và kì vọng thấp đi.
Đúng là có những người phải học bài học về sự chấp nhận, nhưng mình thấy còn nhiều người hơn cần học bài học về dám kì vọng.

May be an image of text that says 'pain expecting little expecting a lot disappointment'
Kiểu gì cũng thất vọng thì thà biết mình đang kì vọng rồi cứ thế mà trượt tiếp thôi 😄 Link ảnh



Mình cũng muốn ngầu các bạn ạ. Nhưng càng lớn, càng nhìn vào lòng mình càng thấy mình muốn được kết nối và yêu thương hơn.

Ngầu không còn ngầu với mình nữa.

Thân ai người đấy lo? Đúng. Không nên can thiệp vào việc của người khác. Người ta sống thế nào kệ người ta.

Nếu thực sự trong lòng mình có mong ước cho người thân của mình khỏe mạnh, vui vẻ, có những trải nghiệm đẹp, mở ra được nhiều điều, thì đó là việc của mình. Và mình có thể chọn để quan tâm tới nó hay không, quan tâm tới bao nhiêu. Rồi có bộc lộ nó ra trực tiếp hay không, hay là lại đi đường vòng, ra dấu tỏ vẻ đủ kiểu vì vẫn muốn ngầu?

Yêu thương phiền thế đấy. Nó làm xịt quả bong bóng rất to mang tên Ngầu. “Tôi là người độc lập, tự lo cho mình, tự sống cuộc đời của mình”.
Chỉ hi vọng là xịt quả bóng này thì thấy được bầu trời phía sau đó. Và mình biết là bầu trời đó, dù có nhiều mây mù bão tố, vẫn rất đẹp.


ps: Kể xong chuyện, mình ủn mông nhẹ bạn của mình, thử bộc lộ những nguyện vọng chân chính của mình xem sao. Rằng mình quan tâm tới sức khỏe của bố, mình thương bố, mình thấy khổ khi nhìn bố như vậy, và mong ước là bố khỏe hơn.

Đây là áp dụng cụ thể của Mở Lòng đây. Từ ngày thực hành bộ môn, mình đang sống thật hơn một chút.
Mình muốn thực hành và chia sẻ điều này hơn. Ai quan tâm có thể tham gia Mở Lòng online vào buổi chiều CN hàng tuần tháng 5&6 này nhé .

Vài nhắn nhủ khi order từ anh Trụ

Dạo này mình có chỉ cho kha khá bạn về việc đặt hàng từ vũ trụ (i.e cầu giời). Nhân ngày Quốc Tế Tình Bạn, mình viết bài tặng cho các bạn dân chơi bay bay mình rất yêu mến để nói rõ hơn chút, hi vọng có ích tí .
Hôm nay mềnh sẽ toát giọng bít chy ra một tí, các bạn hít một hơi thở với mềnh nàoooo.


Một điều nhiều người biết nhưng không để ý: Luật Hấp Dẫn phiên bản 2021 là thích gì trên FB sẽ hiện ads của Shopee Tiki Lazada ngay! Anh trụ bây giờ vừa đăng ký gói thầu với nhà mạng để luôn xuất hiện trên màn hình điện thoại của bạn rồi đó.
Nhưng đừng quên là vẫn phải click vào ads và cuối cùng cũng phải trả bằng tiền, sự chú ý hoặc cả hai nha 😄
Anh Trụ thì vô vàn mặt hàng thượng vàng hạ cám, bạn có thể order bất kì điều gì từ ảnh, với cam kết là thực sự thành tâm khả năng là có NowShip tận nơi luôn.
Bước một là liệt kê rất rất thành tâm ra những điều gì mình thực sự muốn, order phải chuẩn thì giao hàng mới đúng được.
Lâu lâu được bữa trưa miễn phí (free lunch cho các bạn thích Kinh Tế Học) thì cúi đầu lạy thần linh nhưng mà đợi mỗi thế thì mỏi miệng lắm.

Bước hai quan trọng ko kém. ORDER XONG PHẢI THANH TOÁN NHÉ.

Không chỉ bằng ngân lượng hay con số kaching trong tài khoản (cũng quan trọng phết đấy, chậc) mà còn là nhan sắc, độ hấp dẫn và hay ho về tính cách (chủ yếu cho các Tiên Nữ) và đẹp zai khoai to nhà cao cửa rộng xe xịn có học thức v.v (chủ yêu cho Tiên Nam). Ngoài ra thì còn có thời gian công sức (sắn sàng dành bao nhiêu để có được món hàng này) và khả năng & chất lượng của sự để ý (ability to pay attention & the quality of attention) nói chung.

Cái cuối cùng là cái đắt nhất mà khó quy ra hiện vật giá trị nhất nhá. Bạn đã bao giờ được một người khác để ý ngắm nghía khen ngợi rồi hỏi han bạn thật lòng chưa? Bạn thấy phê không? Đấy, sự để tâm là một loại “tiền” bạn có thể dùng để chi trả cho món hàng anh trụ gửi tới bạn đó.
Tuy nhiên vì nó vốn dĩ vô hình nên rất khó định lượng 😥 Mình làm công tác Hoa Tiêu Đời (i.e gợi cho bạn thấy con đường của anh trụ đã vạch ra và ủn mông bạn đi thay vì ngồi nhặt lá đá ống bơ) được nhiều bạn bè nhận xét là “mày rất quý nhưng quá bay bay tao không biết dùng mày như nào hay thôi chúng ta làm bạn thôi”.
(5 phút quảng cáo: mình ngoài bàn phím, nụ cười tòe toẹt và sự già khú đội lốt thân sinh lý của học sinh cấp 3 thì còn nhiều nghịch lý lắm các bạn từ từ khám phá nhé ahehe)

Bạn sẽ có những gì bạn (vô thức) muốn, i.e góc tối của Luật Hấp Dẫn.

Luật Hấp Dẫn dịch ra tiếng Việt là “ngưu tầm ngưu mã tầm mã”. Còn ngưu mà muốn tầm mã thì phải học cách làm mã 😫 Và chắc chắn lúc đầu sẽ muốn kháng cự & oải.
Không biết bạn như nào chứ nghĩ tới chuyện PHẢI làm mã mình cũng oải lắm.
Nhưng mà sau khi bao nhiêu người đã mắng yêu mình “tao biết mày có tâm hồn đẹp nhưng mà bên ngoài của mày thì… chúc may mắn”
mình bắt đầu ngộ là may mắn cũng ở trong tay & chân mình làm ra. Thích bay bay nhưng lại đang học cách quy thuận theo ý anh trụ muốn mình làm việc. Mới nhận ra mình là người thích sự tra tấn bản thân bằng cách vứt mình vào những tình huống làm mình căng cứng khó xử như vậy. Đó là những gì mình (vô thức) muốn. Bây giờ gọi tên ra được nó rồi thì cười thôi, được đời tra tấn thích mà, một kiêu BDSM với đời đó 🤣
(ai muốn hiểu sâu hơn, bài này sẽ liên quan tới series Khổ có gì SướngSướng có gì KhổCàng Khổ Càng SướngThích Kiểm Soát)

LẤY LAO ĐỘNG LÀM NIỀM VUI TRONG KHI ĐỢI SHIP HÀNG

Nếu bạn tham gia chạy marathon rồi lách vào đường tắt lấy cái xe máy chạy vèo cái đến đích thì bạn có làm không? (Cứ tự nhiên trả lời nhé, mình sẽ chỉ dám đánh giá ngầm trong lòng thôi 😅)
Trong phim Wonder Woman 1984, công nương Diana Prince chọn đường tắt để thắng trong cuộc thi Hội Khỏe Phù Đổng xong rồi bị phát hiện cho ra de. Mặc dù mình rất mê chị đại Gal Gadot (chắc nhìu ng khác cũng mê nhờ..) nhưng mà ăn sẵn như vậy thì no no no nha các bạn ei.
Anh trụ có thể yêu thương bạn vô điều kiện là một chuyện. Đấy là việc ảnh nhận đơn và ship cho bạn. Còn phần có điều kiện là bạn vẫn muốn lao động.
Trong lúc đợi anh trụ ship đơn hàng free 0 đồng thì bạn có muốn làm gì không? Bạn có thể há miệng chờ sung hoặc rung cây sung, hoặc như mình thì sẽ bày chuyện ra để làm trong lúc đợi bởi vì tay chân của mình sinh ra đã thích làm chuyện ấy rồi.
Gặp các bạn bay bay mình cũng nghĩ nếu mà mình cũng chơi chơi thả lỏng hơn tí thì sao nhỉ? Nghỉ ngơi tí có chết ai không nhỉ? Nhưng rồi thú thật thì thấy bản chất của mình là một con người chăm chỉ, yêu lao động. Có một phần bên trong là con ong thợ các bạn ạ, cặm cụi lọ mọ suốt ngày. Và mình rất iu phần đó ehehe.
Có câu thơ “Niềm vui của tâm hồn đến từ việc mình làm” (“The soul’s joy lies in the doing” – Khalil Gibran) nó như thế đó.
Lúc đầu việc phải làm có thể khó chịu nhưng là vì mình phản kháng thôi. Khi sự phản kháng dần dần hết thì sẽ thấy nhẹ hơn.
Hòn đá nặng 20kg vẫn chỉ nặng 20kg, nhưng bê hòn đá đó với sự “dm ông trời” trong lòng thì nặng hơn nhìu. Anh trụ nhạy lắm, chỉ hơi phát ý một cái là ảnh biết ngay.

THẾ GIỜ NHƯ NÀO? GIỜ NÊN LÀM HAY KHÔNG LÀM?

Một trong những câu yêu thích của mình là “take it easy, AND take it”, dịch nôm na là “làm nhẹ nhàng thôi, mà vẫn nhớ làm nhé”.
Làm ở dây có thể là ngồi thiền, chăm sóc vườn tược hay viết bài, đi nói chuyện với người này người nọ, gửi email follow up đối tác khách hàng, lên apps quẹt trái quẹt phải hay là ngồi chiêm nghiệm để hiểu và thật lòng với mình hơn.
Bạn sẽ biết nó là việc quan trọng khi bạn thấy mình hơi có sự phản kháng với nó lúc đầu nhưng nếu dần để tâm vào đấy thì làm cũng thấy thích (ví dụ như đi tập thể dục).
Là một thanh niên bay bay đang học cách tiếp đất, chính mình cũng đang học cách cam kết (commit). Đã chọn làm việc đấy hay theo một con đường nào đấy thì mình sẽ theo nó cho đến ít nhất ngày hôm sau, còn việc cá nhân mình vui hay buồn không liên quan đến thế.

KẾT: CUỐN THEO CHIỀU GÌ?

Học từ Nemo đi nào

Nói đến vụ này mới thấy cần nhắc là “go with the flow” không phải thả lỏng buông hết theo team #banhbeo đâu nhá.
Các bạn đã bao giờ làm một dự án rất hay ho với những người cực kì thú vị, được trả tiền hậu hĩnh rồi cảm thấy năng lượng bay lên tận nóc chưa? Đó mới là The Flow nhé, nó gọi là “bay mất người theo đại hồng thủy” chứ không chỉ là “cuốn theo chiều gió” hay là “bèo dạt mây trôi” đâu.
Chẳng thà tự nhận là dạo này em đuối nên chỉ cuốn theo dòng suối.
Mình nói thế vì mình cũng từng như thế nên thấy động lòng trắc ẩn trào dâng cuồn cuộn thương các bạn giống mình, các bạn đừng bồ Tát ném gạch mà chỉ vẩy nước vào mặt mình thôi nha ahihi.
Mình yêu các bạn bay bay lắmmmmm chúc các bạn một ngày Quốc Tế thiệt nà Hạnh Phúc.
ps: làm quả ảnh bay bay nữa cho nó thần tình 🙂

Cuốn theo Đai Hồng Thủy nha các bạn

Sướng có gì Khổ

Sau bài viết tuần trước Khổ có gì Sướng, có một câu hỏi quan trọng nảy ra: Tại sao không ai nói đến chuyện này?
Bời vì việc một cách vô thức mình thích cái mà mình luôn kêu là khổ là một điều cái tôi của mình rất khó chấp nhận… (“Cái gì, bạn không thấy tôi khổ hay sao mà còn bảo tôi thích khổ, muốn gì?”)

Sau khi nhìn rõ hơn về sự kì quặc của chính mình, phần này sẽ ngẫm thêm về con đường sướng nó có những cái khổ thế nào.

Thường mọi người sẽ nghĩ Sướng thì làm gì có gì mà Khổ. Người tinh hơn một xíu thì sẽ biết ngay là “sướng nhiều quá sẽ khổ”. Ăn kem thì sướng mà ăn nhiều thì vừa ngán vừa béo ú. Làm nhiều trò với nhau thì sướng mà làm nhiều quá thì đuối sức mệt lừ có khi lại đâm ra ghét nhau.

Ở mức độ hoạt động ăn uống hàng ngày thì hầu hết ai cũng hiểu điều này và muốn theo trường phái “cân bằng”, cái gì cũng có mức độ của nó. Nhưng đến câu chuyện lớn hơn của đời thì mình thường đi ngược lại.

Hai kết luận tạm thời

  1. Mình chưa biết cách sướng.
  2. Khổ vẫn còn rất sướng nên vô hình chung mình vẫn thích khổ (dù bình thường mình hay nói là chán khổ rồi)

Sướng – Khổ, Sướng – Khổ

Dạo này mình đang thử nhìn cuộc đời là vở nhạc kịch, có nhạc, có kịch và cả nhảy múa nữa. Trong đó có một kịch bản & điệu nhảy quen thuộc: Sướng – Khổ, Sướng – Khổ.

Chắc không có ai lạ gì điệu nhảy này. Đang Sướng rồi lại Khổ. Hết Khổ thì lại Sướng. Qua hồi bỉ cực đến hồi thái lai. Cứ thế tiếp diễn.

Sướng quá thấy sai sai cũng tự kiếm Khổ cho mình. Khổ quá không chịu được thì đi tìm cái sướng.

Joker có lẽ là nhân vật hiểu rõ điệu nhảy này

Mình đã học điệu Sướng-Khổ Sướng-Khổ từ đâu?

Đã sống qua một chút khổ (cảnh báo trước: không thi “Ai Khổ Hơn” nhé, mình xin đầu hàng ngay) và cũng đang qua một quá trình nhận thức lại bản thân, mình thấy căn nguyên của điệu nhảy này như vậy:

Hồi nhỏ cứ sướng một tí là bị la. Vui chơi chạy nhảy một lúc rồi bị bắt vào nhà. Xong rồi sẽ bị sạc: 

“Bây giờ mà không chịu khó thì sau này lấy gì mà ăn?”

hay là “Ăn không ngồi rồi như thế thì sau này làm gì cho đời?”

Ba mẹ nào chả muốn tốt cho con, nhưng khả năng là theo một cách vô thức vì ba mẹ không quen với việc sướng nên cứ thấy con mình sướng là hãm lại. Chắc cũng có yếu tố di truyền.

Lớn lên mà nói chuyện sung sướng người lớn sẽ nhìn mình và nhíu mày “lạy ông tướng, lại suy nghĩ viển vông”. Dần dần cái tính kỉ luật đấy nó ngấm vào người. Lúc đấy thấy cũng kỉ luật có ích, nhưng càng lớn càng thấy nó đang hãm mình lại.

Làm được vụ gì hay ho xong ăn mừng được một xíu rồi lại nghĩ “Thôi, không ăn mừng ngồi trên chiến thắng mãi được. Phải cắm mặt vào làm tiếp thôi không thì chết”.

(Nếu bạn để ý thì sẽ thấy gần như 50% bí kíp thành công từ Bill Gates cho đến gia đình là một phiên bản của “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Chắc vì khó chịu với phong trào “thương cho roi cho vọt” này nên khoảng 50% còn lai của thị trường phát triển bản thân là một phiên bản nào đó của Luật Hấp Dẫn. Trường phái này hấp dẫn phần lớn là phụ nữ theo tư tưởng “mọi thứ đơn giản lắm không cần phải làm gì nhiều chỉ cần thay đổi quan niệm và từ từ sẽ manifest”. Mình ba phải nên thấy cả hai đều đúng 😄)


Ông Trời bật nhạc Sướng – Khổ, chúng ta nhảy theo

Có một khả năng là điệu nhảy Sướng – Khổ này ngấm sâu đến mức mình không ý thức đến nó. Đến mức khi chuyện khổ xảy ra mình sẽ đổ tại người khác hoặc ông giời thay vì nhìn nó là lại một kịch bản Sướng – Khổ nữa vừa được lặp lại. Sự thật thì ông giời mới biết, nhưng thử nhìn mọi điều từ góc nhìn này xem sao, biết đâu vỡ ra được điều gì mới.

Ví dụ nóng hổi gần đây thì có cặp đôi đang vui vẻ hạnh phúc nhưng lại chán và bỏ đi tìm người khác. Và đây không phải là lần đầu tiên: kịch bản lại được tái diễn. Rõ ràng là ông trời đang bật nhạc Sướng – Khổ và mình vô tình nhảy theo.


Giai điệu này có nhiều biến tấu và lời bình khác nhau.

Gặp được một ai đấy hợp cạ, rất vui với nhau được một thời gian kiểu gì cũng đẻ ra chuyện cãi nhau vớ vẩn. “Chả có mối quan hệ nào hoàn hảo. Chúng ta chỉ đang biết thêm về góc tối của nhau thôi”, mình lại tự lí giải cho bản thân.

Tự dưng gặp chuyện không theo ý, tự nhủ với bản thân “sông có khúc, người có lúc. Đời cho mình thử thách để mình phấn đấu”.

Bạn nào tính tình sâu sắc thích tư duy tích cực có thể giải thích là “Điều gì xảy ra cũng có lí do của nó, mình sẽ cố gắng tìm ra bài học lần này”.

Bạn nào theo trường phái Lãng Mạn Hóa Nỗi Khổ thì sẽ nói là “khổ mới có ý nghĩa, khổ mới đẹp” hay là “khổ để đồng cảm với những người khổ như mình”.

Bạn nào theo #teamTâmLinh level cao hơn nữa thì nói là “không có gì sướng và khổ, chỉ do tâm đánh giá phán xét của mình thôi”. Xong rồi nhớ tới các sư các thầy các đấng hiền triết các bậc giác ngô đã dạy mình phải chấp nhân, thôi thì mình cũng sẽ cố học cách chấp nhận vậy. 

Điều cần nhớ là tất cả những lời giải thích này là cái mình bình luận trên những thứ đang xảy ra.

Đời là như thế, sao phải bình luận?“, có người hỏi.
Cho vui. Bình luận thì ít có đúng sai, chỉ có cái nào nghe lọt tai mình hơn thôi. Mình thích xây dựng hình ảnh bản thân thông thái hiền triết nên đã từng thử hết các kiểu bình luận này, thấy kiểu gì cũng có cái hay của nó 😆.


Trong mấy cách bình luận kể trên, đặc biệt có một cách đã làm mình điêu đứng say mê. Đó là lời tự an ủi bản thân “Giờ chịu khó khổ một chút rồi sau này sung sướng.” 

Sau này bị bầm dập hơn một chút rồi mình mới vỡ lẽ: Bây giờ mà đã khổ vậy rồi thì hi vọng gì sau này sướng nữa? ÔI DỜI ƠI TÔI ĐÃ BỊ LỪA 😫

Không có nghĩa là mình nên bỏ vai bỏ vở diễn nhé. Thay vào đó, nhớ ra là mình đang diễn sâu vai khổ.

Nghệ thuật Diễn Sâu vai Khổ

Anne Hathaway diễn vai cô gái khổ Fantine trong phim Những người Khốn Khổ (2012)

Định nghĩa của Diễn Sâu: sâu đến mức mình lờ mờ quên mất là mình đang diễn. Đôi khi cần một khán giả vừa quan tâm vừa khách quan gọi tên ra mới biết. Vị khán giả này có thể đóng vai một người thầy, người bạn thân hay coach.

Diễn Sâu vai Khổ như thế nào? Vì mình sợ sướng nên cứ sướng quá là mình sẽ rụt vòi lại. Đúng kiểu lặn xuống sâu quá khó thở nên phải trồi lên. 

Thay vì nghỉ ngơi, tận hưởng và làm quen với cái độ sung sướng Bình Thường Mới thì mình lại kéo mình xuống bằng một cách chuyện nào đấy vớ vẩn. 

Ví dụ đang sướng một xíu thì:

  • Lo lắng vẩn vơ thành giày vò bản thân: “giờ sướng nhưng mà một tí nữa nó hết sướng phải làm sao?” (nên là muốn giữ cái sướng đấy lại, nhưng mà hết sướng này lại có sướng khác thì sao?)
  • Hoài nghi: “liệu có đang sướng quá không nhỉ?” (nếu có thì sao?)
  • Cảm thấy tội lỗi vì quá sướng: (“mình đã làm gì đâu để sướng thế này?” hay là “không làm gì mà sướng thế này thì có gì sai không?” (đúng sai, ai mà biết).
    Ai đóng vai cao thượng hơn thì nghĩ “có bao nhiêu người khổ hơn trên đời, mình sướng một mình như vậy có phải tội không nhỉ?” (thấy đời là bể khổ như vậy rồi mà còn muốn đóng góp thêm vào đó nữa sao, logic kiểu gì vậy…)
  • Kiếm chuyện vặt cãi nhau: “tại sao em ra ngoài không khóa cửa?” (trong khi đang say sưa men nồng, rồi lại trách làm cho nhau mất hứng)
  • Bực bội “hôm nay tự dưng thấy trời mưa khó chịu quá!” (xong ngay hôm trước vừa khen mưa đẹp quá mát quá)
  • Né tránh lời khen: đây là một kĩ thuật diễn rất sâu, đáng để giải thích hơn.

Ví dụ: “Em đẹp quá” → “Hôm nay anh ăn nhầm phải cái gì à? 😮” hoặc là “anh lại muốn gì từ tôi đây?”.
“Mình thấy bạn rất có ý thức phấn đấu” → “Mình bình thường ấy mà, phần này mình thấy vẫn làm chưa tốt” (một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu).

Bạn có để ý là khi mình né tránh lời khen thì mình không đang lắng nghe người ta nói gì không? 
Đó là lí do vì sao càng né tránh lời khen càng sẽ không được khen nữa. Từ vị trí của người đi khen người khác, có những người mình rất thích khen vì họ biết cách nhận. Khi mình khen người ta mình phải thấy vui, chứ không thì khen làm gì?

Nếu làm mà không được khen, có thể là làm chưa đủ tốt. Lí do nghe có vẻ khách quan, nhưng mình cũng có thể hỏi ngược lại một cách chủ quan hơn: có nhẽ nào mình không dám nhận lời khen?

Mọi người có thể tự tìm thêm ví dụ và comment, mình cũng đang ngâm cứu nghệ thuật Diễn Sâu vai Khổ này 😄

Sau khi học thông thạo vụ này, chúng ta sẽ xem tiếp tới sự Sướng.

Giới Hạn Sung Sướng

(hay còn gọi là Sướng Quá Chịu Không Nổi)

Ai có mèo cho nó chơi với cái cục rơm này sẽ hiểu…

Lần đầu tiên mình biết tới khái niệm này từ cô phù thủy Carolyn Elliott, mình suýt té ghế vì nó chạm tới đúng tim đen của mình.

Cổ định nghĩa Giới Hạn Sung Sướng là “mức độ sướng cho đến khi mình bắt đầu phát hoảng.”

Ở mỗi mặt chúng ta có các giới hạn khác nhau. Có người rất mở ở một khoản nhưng đóng ở khoản khác. Ví dụ đây.

Sức khỏe: vừa khỏi ốm, lại lao đầu vào vận động mạnh, lại ốm tiếp. Không nên trách mình ngốc, không nên trách ông trời bất công. Đặt câu hỏi: có nhẽ nào mình chưa quen với việc khỏe mạnh nên vô hình chung tự đưa mình vào sự ốm yếu?

Tình cảm: hai người có sự kết nối thân mật, chạm sâu vào lòng nhau đến một lúc nào đấy mình đẩy người ta ra vì sướng quá hóa sợ. 

Tiền nong: người ta cho mình tiền, đến con số nào mình bắt đầu hoảng, người cứng đơ ra, á khẩu luôn. Rồi lo lắng ngại ngùng sợ người ta kì vọng gì vào mình. Rồi không dám nêu giá cao vì sợ người ta ghét mình hay sợ mình quá lố, xong về tự trách mình ngốc quá bỏ lỡ cơ hội.

Bản thân mình thấy đã nới giới hạn sướng cho chuyện tình cảm tương đối nhiều, còn chuyện tiền nong thấy vẫn hơi cóng. Nhưng mà cũng từ từ, không vội.

Bạn thử ngẫm cùng mình: ở mỗi mảng trong cuộc sống, đâu là giới hạn hiện tại của mình? Khả năng cao là mình sẽ thừa hưởng một phần giới hạn đó từ đời trước.

Nhận thức xong rồi thì làm gì?

Nếu bạn là người thích giải quyết vấn đề, thì vấn đề duy nhất cần giải quyết là “làm sao để không bị tắc ở cái Giới Hạn Sung Sướng này quá lâu?”

Còn nếu tính bạn đơn giản xuề xòa thì nhớ là **không nhất thiết là phải vượt qua giới hạn, nhưng nên để ý xem giới hạn của mình đang ở đâu.**

Đổi nhịp: từ Sướng-Khổ Sướng-Khổ thành Sướng-Nghỉ Sướng-Nghỉ

Với nhận thức về Giới Hạn Sung Sướng này, mình có thể nhìn rõ hơn điệu nhảy của mình. Thường những ai thích cảm giác mạnh, thích vượt ngưỡng thì một cách vô thức sẽ đổi từ Sướng sang Khổ rất nhanh.

Diễn sâu phải như vậy

Mình là một đứa như vậy, thể hiện qua số lượng drama đã trải qua và số vai mình đã đóng. Lúc làm kẻ khù khờ, lúc làm chuyên gia nhảy vào cuộc, lúc làm người thứ ba, lúc làm bang chủ bất đắc dĩ… ít nhất là mình tự thú nhận là thích drama, đặc biệt là hài kịch. 😅 Chắc ai cũng có một người bạn “sống hết mình, diễn trọn vai” như vậy.

Vài năm trở lại đây, mình ngẫm lại và muốn sống một cuộc sống thực sự khác, nhưng không nhất thiết phải chuyển thành phố mới, nghề mới hay mối quan hệ mới. Vở kịch phải khác hoàn toàn về mặt kịch bản.

Giờ mình vừa ngộ ra một điều: thay vì nhịp điệu sướng/khổ, sướng/khổ thì mình có thể thử nhịp sướng / nghỉ, sướng / nghỉ.
Có nghĩa là để ý tới khi nào mình tới ngưỡng sung sướng thì TỪ TỪ thôi. Sướng quá mờ mắt là rất dễ tái diễn điệu nhảy Sướng – Khổ.

Sướng vì được yêu hơn? Đón nhận từ từ thôi, kẻo lại đẩy người kia đi mất.

Sướng vì kiếm được nhiều tiền hơn? Tiêu pha từ từ thôi, kẻo lại tay trắng.

Sướng vì nhảy múa tự do? Bung lụa từ từ thôi, kẻo lại ngã dập mặt (kinh nghiệm bản thân…)

Lấy một trải nghiệm thực tế để minh họa là đổi nhịp cần phải từ từ.
Ai đã từng học xoạc (ballet hay võ) hoặc giãn người trong yoga có thể biết điều này. Mình sẽ xoạc đến khi nào thấy gần hết cỡ rồi thì người mình sẽ run rẩy cứng đơ lại. Lúc đấy quan trọng là phải chậm lại, không cố nữa, hít thở sâu rồi lúc thở ra để từ từ háng của mình tự xoạc được thêm tí nữa. Rồi nghỉ ngơi rồi tiếp tục.

Nghỉ để làm gì? Để quen với mức độ sướng mới thay vì thụt về cái khổ cũ. Cứ nới nới nới liên tục mà không nghỉ thì rách háng!

Tương tự nếu bạn muốn giãn tiềm năng sướng, bạn phải bắt đầu cho phép mình được sướng. Không nhất thiết là phải ăn chơi trác táng, nhưng sướng kiểu hít thở, nhìn xung quanh, cười, lên kế hoạch kinh doanh mới, sáng tác thơ, viết nhảm v.v.

Rồi thử cho phép người khác làm mình sướng. Người ta mời mình đi ăn, tặng mình quà, cho mình lời khen, ăn mặc duyên dáng làm mình sướng mắt, like với share post rồi áp dụng ý tưởng của mình 😋 v.v

Khi nào sướng quá thì bảo “từ từ, bình tĩnh đợi tí”. Có thể đợi 10 giây, 10 phút hay 10 tháng tùy vào độ sướng và độ bám rễ vào giới hạn sướng hiện tại của mình đến đâu.

Nghỉ ngơi thong thả, mình có cả đời để sướng, không đời này thì đời sau. Nhưng tranh thủ lúc nào sướng được thì cứ phải sướng. 


Đấy, bạn thấy sướng cũng khổ chưa? Ai theo đội Tâm Linh Sâu Sắc bảo “cuộc đời cứ để như nó là” theo kiểu lạc trôi thì cứ trôi theo dòng khổ nhé.

Nói vui vậy thôi, chứ mình rất cảm thông và chia sẻ với việc cho bản thân sướng đi trái với tất cả những điều mình được học như thế nào, từ ông bà cha mẹ cho tới sách báo.

Kết: đôi điều dễ nhầm

Càng đào sâu thì mới thấy mấy cái nguy hiểm không phải là nhầm to mà là nhầm nhỏ, nghe đung đúng nhưng lại lệch một phần quan trọng.

Cái dễ nhầm thứ nhất là Sướng ở đây không chỉ là kiểu Chu Văn Quềnh YOLO “không thể hoãn sự sung sướng đó lại”.

Tại sao phải hoãn cái sự sung sướng đó lại, hỡi Chu Văn Quềnh?
Tranh thủ sướng được ngày nào cũng phải sướng nhể bác Quềnh Credit ảnh

Dân marketing quảng cáo sẽ nhồi vào đầu chúng ta là sướng phải ngay bây giờ, sướng nó phải như này như nọ, phải mua cái lọ dưỡng ẩm và xọ cái chai dầu gội đầu, hay phải có trải nghiệm du lịch 5 sao.

Họ gần đúng. Đúng là mua được món hàng ngon thì sướng thiệt. Nhưng có nhiều thứ quảng cáo hoành tráng lắm, lúc mua xong thì sướng mà dùng được một tẹo thấy chán òm. Cảm giác bị lừa như vậy hầu hết là không sướng cho lắm.

Uống nửa két bia hay ăn một đống socola cũng sướng lúc đấy đấy, nhưng nếu để ý mà thấy mình dùng cái đó để né tránh với nhưng cái lo lắng thì chưa chắc đã sướng lắm đâu.

Nếu mua được món đồ mà sướng lâu thì cứ mua. Nếu trồng được rau ăn mà sướng lâu thì cứ trồng. Uống bia để ăn mừng thật thì cứ uống. 

Ngược với phong cách người tiêu dùng hiện đại, có người sẽ theo #teamTâmLinh và hội Chánh Niệm. Bản thân mình trải nghiệm và thấy cái dễ nhầm thứ hai là “sống cho giây phút hiện tại, không cần lo nghĩ gì cho tương lai”

Cũng lại gần đúng. Đúng là lo nghĩ tới tương lai không giải quyết được gì thật. Nhưng lúc nào ngẫm nghĩ tới tương lai mà sướng thì tội gì không làm? Lúc nào lên kế hoạch mà vui tươi thì cứ tiếp tục lên kế hoạch chứ sao.

Nếu bạn thực sự muốn hướng mình vào con đường Sướng, bạn sẽ dần dần để tâm và chọn cái gì sướng trọn vẹn từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. 😉 Trên con đường này, mình cần nhìn xem cái gì khổ rồi không dính vào nó nữa. Và nó rất tinh vi, như chị Ly Phan từng làm cái vlog hôm bữa.

Điều kiện cần duy nhất là thú thật với cảm giác của chính mình, ngay lúc này: có sướng không? Nếu không sướng thì mình đang nghỉ hay đang khổ?

Dần dần khi bạn làm quen với điệu Sướng – Nghỉ, Sướng – Nghỉ, bạn sẽ nhận thấy một điều vừa lạ vừa quen: đây mới thật sự giống mình hơn. Nhẹ nhàng, vui tươi mà vẫn chắc chắn, ra được việc.

Ai cũng đã và sẽ đóng nhiều vai trong cuộc đời này, quan trọng là biết vở kịch và dám diễn trọn vai. Đôi lúc cần sực nhớ ra là mình đang diễn, và hỏi xem ai là đạo diễn.

Chúc mọi người nhảy đẹp hơn, diễn nhập vai, nghỉ ngơi trọn vẹn hơn cho cuộc đời sung shướng.

Câu hỏi chiêm nghiệm:

Có những lúc nào thay vì khổ bạn có thể nghỉ? Lấy 3 ví dụ của cuộc sống.

ps: cho những ai quan tâm đến trải nghiệm sướng có gì khổ, có thể xem xét tham gia học thêm khóa chơi & học bộ môn Chạm Ngẫu Hứng 2 ngày cuối tuần đầu tháng ở Sài Gòn. Đảm bảo ngộ ra nhiều điều 😀 Đợi thông tin trên FB page.

Từ chán đến đời: chuyện của em

my-dog-look

Con cún nhà em nhiều khi cũng mất phương hướng, cứ nhìn chăm chăm ra ngoài mà không dám đi.

Đợt này về chơi Tết mọi người ai cũng hỏi “Cháu giờ làm gì?”, em thấy khó trả lời quá nên phải ngồi chế ra mấy cái tên kêu kêu cho nó oách.

Em làm nghề Hoa Tiêu Đời, không phải là em làm Hoa rồi em Tiêu Đời đâu, ý là em làm nghề Hoa Tiêu cho cuộc Đời.  Em học kĩ năng mò đường, đi mò thử rồi đúc kết lại để chỉ đường giúp cho người khác.

Vụ này từ đâu ra? Em xin phép được trả lời hơi dài hơn tí.

Luận chán đời

Xã hội càng đi lên, càng phát triển nhanh thì tỉ lệ chán đời càng nhiều. Mà không phải chỉ thanh niên nông nổi mới chán đời nhé, giới trẻ mất phương hướng là chuyện bình thường. Đời sống biến động thế này, không lạc mới là lạ.

Thậm chí chán đời sớm là tốt. Chán đời muộn, chết từ từ ở bên trong mới nguy hiểm.

Dạng đấy là dạng đáng và cần để giúp nhất nhưng lại ít đi tìm cứu viện nhất, tại vì nhìn từ bên ngoài mọi thứ trông khá ổn định, công danh sự nghiệp tình yêu tình báo thậm chí còn phất nữa.

Thường thì dạng này sẽ gặp một biến động gì đấy như kiểu kinh doanh thua lỗ, hôn nhân đổ vỡ hay sức khỏe gặp vấn đề mới nhận ra sự quan trọng của những giá trị tinh thần khác. Tuy nhiên cũng không nhất thiết, đôi khi họ được chứng kiến một hành động gì cao đẹp quá làm họ nhận ra rằng cuộc sống có thể nhẹ nhàng tươi đẹp hơn rất nhiều. Hoặc là họ quá chán những cuộc chơi phù du hiện tại rồi nên muốn đổi gió, đi tìm một cái gì đấy sâu sắc hơn. Mẹ em là dân đi chùa, vừa xuất gia, gặp nhiều dạng đấy lắm 😉

Em thì không quá sành mảng chữa bệnh với chữa lành, cũng không có bằng cấp thầy thuốc hay bác sĩ tâm lý gì hết. Sở trường của em là làm ảo thuật cho người khác nhận ra là họ không có bệnh gì cả. 🤗 Sau khi đã nhận ra là không có bệnh thì mới thấy là chúng mình cần nhau để cuộc sống đã tốt nay càng tốt hơn. Cái gì phải đến nó sẽ đến, và cái gì cố được là cứ cố.

(Hai điều không có ngược nhau mà phải đi cùng nhau nhé. Ai chưa hiểu thì úp mặt vào tường cố ngồi nghĩ một lúc đi, rồi cái gì phải đến nó sẽ đến)

Những người em đã giúp được nhiều nhất gồm ba dạng

  • Dạng thứ nhất là dạng không gặp vấn đề gì lắm, hoặc có thì cũng chỉ cần phẫu thuật một tí trong cách nhận thức.
  • Dạng thứ hai là dạng cuộc sống khá ổn, chỉ là cứ cảm thấy thiêu thiếu cái gì đấy mà không biết nó là cái gì. Dạng này em giúp bằng cách làm quen với cảm giác trống vắng đấy rồi dần dần điền vào chỗ trống.
  • Dạng thứ ba là dạng đang chuẩn bị gặp một thử thách lớn, có thể phất to hoặc tạch mạnh. Dạng này em giúp bằng cách đồng hành cùng họ.

Ba loại tuổi trẻ

Em khá tin tưởng thế hệ thanh niên ở nhà, tại vì không tin thì cũng không còn cách nào khác. Các bạn không muốn cũng phải sống qua thời kì biến động này. Nói nghiêm túc hơn tẹo, em thấy tuổi trẻ bọn em có ba loại người chính nếu tính về mặt chán đời. Em xin phép phân tích chơi như sau.

Loại mội, Tên Lửa, là được gia đình bạn bè xã hội định hướng từ nhỏ, rồi cũng có quyết tâm nữa. Các bạn thường học trường tốt, công việc ngon, tiềm lực dồi dào, có mở công ty cũng phát. Nói chung nhìn từ bên ngoài thì công dân gương mẫu chuẩn không cần chỉnh.

Loại này đặc điểm là tiến rất nhanh, như kiểu tên lửa ấy. Mỗi tội nếu không có ý định xây tên lửa lên sao Hỏa thật thì chắc không cần tiến nhanh như thế. Em thì tính không phấn đấu xuất sắc như vậy, nên mỗi lần gặp các bạn như thế em hay tự hỏi “Ơ làm lắm thứ thế không biết đời sống nội tâm của các bạn ấy thế nào nhỉ?” May mà trong các bạn đấy cũng có mấy người thích kiểu thằng hâm học triết như em nên mới biết họ thế nào. Nhìn chung là nếu phóng nhanh mà không chuẩn bị nền tảng kỹ lưỡng thì không té cũng hết ga giữa chừng. Té là chán đời mạnh, hết ga giữa chừng là chỉ hơi hơi chán thôi nhưng rồi lại cố tiếp. Các bạn này em rất thích hỗ trợ, tại các bạn này có sự quyết tâm lớn sắn, một khi có thay đổi nhận thức để đi tìm một cái gì đấy lớn hơn chính bản thân mình thì sự thay đổi sẽ rất rõ rệt.

Loại hai, Rong Ruổi, xuất phát điểm chậm hơn và cũng mơ mộng bay bổng hơn. Loại này thường chán đời sớm và lâu hơn, nhưng các bạn ý không có vấn đề gì đâu nhé, chỉ là vẫn mải mê đi tìm kiếm chính mình thôi. Loại này có ưu điểm là phán nhiều câu nghe tương đối sâu sắc, nhưng hay bị loại Tên Lửa chê “Mày chỉ lý thuyết suông, nói thì dễ, làm mới khó”.

Nếu nói được nhưng không làm được thật thì dần dần loại Rong Ruổi cũng trở nên chán chường, mất lòng tin vào sự sống. Các bạn này em thích chém gió cùng, rồi thi thoảng cũng động viên. Các bạn ý hay bị so sánh với loại Tên Lửa, tự dưng ôm cái bực vào người cũng khổ.

Loại ba, Xăng Pha Nhớt, nửa nạc nửa mỡ. Em chắc là loại này nên em lấy ví dụ bản thân. Xuất phát điểm trung bình, em cũng chả vương vấn là mình phải làm những chuyện to tát khó khăn nên là cứ chọn cái nào dễ với hợp em là em triển.

So với hai loại đầu, loại này biết làm được là khó và nói được câu hay cũng khó. Loại này còn biết là đặt được câu hỏi hay còn khó hơn nữa. Được cái là sướng nên cũng đáng.

Nếu loại Tên Lửa tính chuyện tương lai tận năm mười năm nữa, còn loại Rong Ruổi chỉ tính đến tuần sau tháng sau, dạng Xăng Pha Nhớt này mường tượng được sáu tháng tới nhưng cũng thích ngẫm nghĩ đến xu hướng hai mươi năm.

Đặc điểm của loại XPN này: rất khó hiểu, mẫu thuẫn nhiều, khủng hoảng thường xuyên nhưng không hiểu sao vẫn sống nhăn nhở. Suy nghĩ nửa sâu xa nửa phàm phu. Vừa tìm kiếm chính mình vừa tự chế chính mình. Đặt mục tiêu cho vui, cố gắng phấn đấu rồi kết quả thế nào thì kệ.

Từ chán đến đời: chuyện của em

Sao em lại làm nghề này?

Em cứ nghĩ trước đây mình phải học được cái kĩ năng nào đấy đàng hoàng cụ thể thì mới dám làm. Giờ em nhận ra là cứ đợi thì đến già cũng chưa đủ giỏi nên em đành phải làm luôn.

Về mặt kĩ năng, sau một phần tư thế kỉ em thấy mình chả có cái kĩ năng gì ngoài 1) hỏi những câu ngu ngơ, 2) tình cờ gặp gỡ những con người kỳ lạ chả có lý do gì để đến với nhau và 3) chém gió. Hồ sơ mà như thế thì phỏng vấn xin việc bằng niềm tin, nên là em phải tự chế ra việc của mình để làm rồi đi xin viện trợ. Được cái em cũng ngớ ngẩn đến mức không biết mình đang liều…

Về mặt chuyên môn, em ngồi ngậm lại xem mình biết cái gì để mà làm và thấy em chán đời ba bốn lần rồi. Mỗi lần như thế là chả biết mình là ai, làm giề cho đời, chả biết đam mê cái gì (tại thích đủ thứ không theo khuôn khổ gì cả) Em chợt nhận ra là mình có kinh nghiệm chán đời, tại chán nhiều rồi mà.

Em là gì mà phải nghe em?

Tính em điên từ nhỏ, ngoài việc đi lêu têu và chơi điện tử ra em còn đọc truyện tranh Tiền Thân Đức Phật vì tại mẹ em đươc tặng. Nói về truyện, em học chuyên Toán cấp hai nhưng thích bịa chuyện trong và ngoài giờ tập làm văn. Rồi em đỗ chuyên Sinh cấp ba được chục hôm xong là đi ngoài ra nước ngoài. Sang đến nước Sing, em chán đời lần đầu vì ghét kiểu học cày cố lắm, nhưng lại có một tuần một tiết triết không ai quan tâm thì em lại thích (môn đấy dịch đúng chữ ra là Lý Thuyết của Kiến Thức Theory of Knowledge ạ, ôi mẹ ơi, thấy em điên chưa 😖)

Lên đại học may mắn thế nào em sang được Mẽo, em tính theo môn triết với cả môn tin học, tại lúc đấy thấy công nghệ thông tin cũng hay hay với cả nghe nói sau này đi farm được nhiều tiền lắm (công nhận mấy người bạn em farm được nhiều thật, nhưng đấy là chuyện bên lề 🤑)

Học được hai năm em lại chán đời. Sau khi chán đời một thời gian, em nhận ra điều quan trọng nhất học được từ cái bằng cử nhân Tin Học là suy nghĩ có hệ thống. Cái này áp dụng vào cuộc sống giúp em chiêm nghiệm ra mấy quy luật của sự chán đời.

Thế nên việc tay trái của em giờ là dự đoán điểm rơi của mọi người. Lúc nào sắp rơi thì em dạy người ta cách thả lỏng, lúc nào chạm đáy rồi thì em dạy cách ngồi ôm sàn lắng nghe xem ông giời ông ý đang thì thầm bảo mình phải làm gì, lúc nghe thấy rõ ràng rồi thì em hỗ trợ cách người ta trồi lên thế nào.

(Lạc đề: Em là học cái này có học thuyết đàng hoàng nhé. Hồi trước học một lớp triết tên là “Cái Không” (“Nothingness”) của thầy dạy môn văn hóa Nhật. Rồi một cái khác gọi là Theory U. Nói chung chỉ có thằng điên như em mới học)

Buông, ôm và nghệ thuật chim lượn

Tính em chán là buông, xong lại thích gì khác là ôm. Bằng chứng là hai năm vừa rồi em lại hứng học Nhân Chủng Học, rồi lại muốn tìm hiểu thêm về phát triển con người, tổ chức và cộng đồng. Thấy hết ôm rồi lại buông, buông hết thì lại ôm tiếp 😄 Có khi đời là thế thật.

Cứ cái xu hướng này em đang tính là tầm 6 tháng đến 2 năm là khủng hoảng chán đời một lần là đẹp. Chán nhiều quá thì gọi là không biết cam kết phấn đấu, mà chán ít quá thì đời sống bị gò bó không có sự thay đổi.

Nhiều người bảo em làm người phải có mục đích, phải biết kiên trì cố gắng đạt được thành tích xuất sắc. Lời khuyên đấy đúng và chưa đủ, mà chắc cũng chỉ đúng với một nửa thế giới thôi. Đối với nửa còn lại, càng tập trung kiên trì thì càng đi vào một lối hẹp. Cái khó với cái nửa này là phải biết không ngần ngại nói lời chia tay, thử nhiều thấy cái gì hay ai không ổn thì chim lượn 😋

Sau nhiều năm thực hành bài tập chim lượn như vậy em đã học được kĩ năng qua cầu không chỉ không rút ván mà còn quay lại vuốt ve cám ơn cái cầu. Quan trọng hơn là em nhận ra và chấp nhận rằng em cuối cùng toàn làm những thứ em không làm không chịu được, như kiểu ngứa quá phải gãi ý, ví dụ như là viết lách, tổ chức sự kiện hay là mang mọi người đến với nhau này.

Thế nên sau này chắc em sẻ mở khóa học “Nghệ thuật chán đời”, ai hưởng ứng comment một cái 😍 Hi vọng em là bằng chứng sống của việc loạn có tổ chức 🤣

Phụ lục: Khoe khoang theo phong cách

Bình thường em ngại việc khoe thành tích, nhưng giờ em cũng thấy phải có trách nhiệm dùng cái mác con (tương đối) ngoan trò (tương đối) giỏi, du học sinh America Tho để chứng tỏ cho mọi người thấy du học sinh cũng có nhiều thành phần.

Đi Tây lâu lâu em học được cách khoe khoang tế nhị, mọi người đọc bài em là biết tỏng nãy giờ em đang khoe bét nhè ra rồi còn gì 😉 Nói gì thì nói mọi người cũng gọi là coi trọng mình, nên phải tận dụng để chém gió lành mạnh tí, gió mát quá có khi lại hút được khách. 😄

Lên ăn cơm tất niên nhà bà ngoại, cậu em vừa nhắc lại cho em một câu em nói hồi trước, giờ nghe lại mới thấy choáng. Chuyện là hồi cấp 3 em đi thi phỏng vấn người ta hỏi kể thành tích trước đây, em nín thinh, không dám kể gì hết. Cậu em hỏi “Sao cháu không kể hồi cấp 1 đi thi giải này giải nọ?” xong em trả lời rất hồn nhiên “Ơ kể chuyện cấp 1 thế người ta hỏi thêm lại biết cấp 2 không có gì thế hóa ra là đi thụt lùi à?” Vãi cả thâm sâu.. mười năm nay em chưa chắc đã khôn bằng thằng bé 15 tuổi đấy, nên em xin không dám kể thành tích gần đây ạ.

Exploring regret

Yesterday I was going out for dinner with a group of good friends and afterwards everyone wanted to go to karaoke. I wasn’t in the mood for it, and I guessed from past karaoke experiences that I wouldn’t enjoy it anyway. Pressure was high, so I caved in to say Yes, but at last I didn’t go. Instead, I went back, had a good chat with a friend, slept early and woke up fresh.

I made the right decision; I wouldn’t want to trade my sleep for something I didn’t quite enjoy. Yet surprisingly, a part of me still thought of not going for that karaoke. Was that regret? If so, why should I regret something I didn’t want to do and feel like doing?

“Don’t sweat the small stuff”, you say. There’s no point to regret, right? What happened already happened.

There is a point to regret actually. It is a thing I can explore. You know, every person is a curious thing – including myself. In the past, I would dig into myself with these kinds of introspective questions. Now I’ve got a better tool to dig – meditating directly on my sensations – and I wanted to play with what I found. Plus, given that in the future I will make a lot more important decisions I may as well get used to that feeling of “Darn, what a dumb move”.
Regret is like my uncle who doesn’t visit me often, so I want to hang out with him more when he comes. What is regret really like?

In reality, I don’t think my friends cared that much about me not going – they are good friends after all. Bear with me though for the sake of this exploration.

As I closed my eyes, sometimes regretful thoughts would pop up. My face would cringe; my lips would tighten. I must have looked from outside like I was in pain. Interestingly, this state was very similar to the state of intense focus. I did not have too many self-loathing thoughts like “Omg you stupid freaking anti-social hermit” but rather critical questions: What would have happened if I were there? What did I miss? Who were upset by me?

I was mostly calm throughout. However, specific thoughts triggered these intense sensations. These thoughts went like this: “I wasted a chance to be with the group of people I enjoyed being with but would rarely have the chance to see them again. I also wasted a chance to see myself and other people shining (or being silly, at least for me) in singing. More importantly, it was an opportunity to practice finding something fun in what I don’t usually enjoy, for the greater sake of being with people I want to be with. Basically, I was being stupid. I might have hurt my own image in my friends’ eyes. Worse, I might have hurt my friendships.”

I had no valid excuses not to go; I had all the time in the world. Even my friends who would have exams and work the next day decided to go, what excuses did I have? None. Because it is the nature of excuse; it is something we used to mask the only reason – the real reason – we do anything. I did not go because I didn’t feel like going. I knew I should have gone, but I couldn’t help it. Would it have been fun? Most likely. Then why the hell did I not go? Because I didn’t feel like it.

I learned quite a few things from this short meditation. I realized my deeper fear is no longer the fear of regret but rather is the fear of being stupid, of not doing what the situation is best for, and lastly of upsetting other people. Another interesting observation is how hard it was to hate myself. I did tell myself “You were dumb, Khuyen” but not as a fuming boss but rather a half-joking friend. I also faced the fear of upsetting other people, something many of us shared. This experience is a good preparation for the future where I will have to make difficult decisions that affect even more people. I will have to say No to a lot of temptations and less important stuff. I will have to stick to my guns. Every decision divides, and I have to accept it.

I used to hate my over-musing tendency. I hated the inner chattering in my head – why couldn’t he shut up? Now I accepted that he would always be there anyway, so I’d rather understand and be a better friend with that guy. Some times he can do a lot of good thing.

A wiser workaholic

Yesterday I woke up, turned on the phone and read a long post about Elon Musk – the raddest man in the world. I felt so motivated – this guy is devoting his life to something really worthwhile i.e humanity! Then I saw this quote by C.S Lewis – “The more often he feels without acting, the less he will be able ever to act, and, in the long run, the less he will be able to feel.”. I told myself: “Motivation is rising. I have to act on it fast.”

Then today when I visited a new place, ate good food and relaxed, I started to feel a bit guilty. I’m chilling and it’s weird…

Why can’t I relax like other people? Why can’t I just sit and watch Youtube for hours? “It’s holiday duuuude!” – part of me yells. In the past, I would cave in. I would binge surf the Internet, reading random articles and feeling not completely satisfied afterwards. I hope I’m wiser now. In my past dealing with all sorts of temptation from computer games to delicious food, I know that swinging from extreme abstinence to absolute coma-inducing feast is not sustainable in the long run for me. A relaxed yet disciplined approach works much better. Lifelong learning is a marathon, not a sprint.

Where on earth does this guilt of not working come from? Perhaps it is an influence from the workaholic culture here in college. People work hard here. Perhaps it is just me — I don’t think I’ve pushed myself that hard during the year and therefore don’t deserve an extended break. More importantly, “the soul’s joy lies in the doing.” I don’t want to work hard, play hard. I want to work smart, play smart. In fact, I don’t want to separate work and play. Call me idealistic, because I am.

Mihaly Csikszentmihalyi, the psychologist most well-known for his work on flow, wrote in his book Finding Flow that we have a problem with leisure. Simply put, many of us don’t know how to really enjoy ourselves either alone or even with others. I’ve surfed the internet, watching clips of video game trailers until I crashed just to wake up the next day feeling I’ve wasted the whole day before. Worse yet, I’ve been part of pseudo face-to-face conversations with each person swiping their smartphones. I think I have enough of such stupidity to become wiser now.

For those who are feeling guilty for chilling (I guess there aren’t that many…), here are some comforting thoughts, a few reasons for being hard-working instead of idleness when alone:
Focus: If you have ever kept switching TV channels without settling down to any, you know how lousy it feels. Having lots of energy without a focus simply makes us restless. Planning everyday on what, when and how long to work, with time to breathe, to play, to pursue creative endeavors and most importantly for connecting with people is much more enjoyable. Plus, planning is not a plan. A plan will always change, yet planning is still necessary because it gives us a sense of direction so that our energy can flow smoothly to where we want rather than leaking via idleness.
A sense of achievement: We humans are experts at adaptation. If you are a normal person, the 30th ice-cream scoops you have may not be as tasty as the first one. Spacing out pleasurable treats gives each pleasure more potency because of the added element of desire. we get more pleasure from eating after physical training. Similarly, we get more pleasure from chilling after doing work. We feel like we have earned it.
Minimizing regrets: Yes I’ve read researches saying that the top regrets of people by their deathbeds include “Not spending enough time with my loved ones” and “working too hard”. But I don’t think writing this strictly fits in with my definition of “work”. I see it as a constant practice, which is a key to long term satisfaction. I know I have to keep training my writing muscles or else they will atrophy. As of writing this, I’m feeling the discomfort. Laziness is kicking in, and I have to fight against it in order to grow! Moreover, I believe this writing may offer a perspective useful to people who are chilling hard, binge watching series after series. With that belief in mind, I don’t regret time spent on this post.

On a final note, a common fear I and many friends share is FOMO – the fear of missing out. I have to face it. What am I missing out? Some pleasures. Is it bad? Maybe. Or maybe I’m taking myself too seriously. I’m still scheduling time to call and keep in touch with friends and family. I count time with people as fun and I make sure I have a bit of that everyday. At the same time, I need to have time in isolation forcing myself through discomfort of learning and discipline because it makes my day worthwhile.

What does it mean for this summer? I will work hard and learn as much as I can while still spending quality time with friends and sleeping well. I plan everyday to read, write, build and learn. And keep people updated. Balance will be the real challenge this time

“Education is not selfish”

This is a follow up from my ranting about Theory vs Experience . I am still asking myself the question of “Why am I in college?”

And I am still struggling with answering that.

Learning in school is so much fun for me, but when I hear my friends mentioning about the usefulness or lack thereof of their classes I cannot deny. They too are right. I may just be justifying to myself that what I am doing is good.

Now I can argue with you the value of learning calculus or the art even if we will never use them again to make a living. Part of me loves learning for its own sake; you can put me in lectures, doing problem sets or writing essays for the whole day. Even philosophy, the seemingly most impractical subject, does one good thing for me in addition to messing up with my brain. It gives me some ideas to practice in thinking, and boy, thinking hard is uncomfortable and exciting. It wouldn’t be too surprising if I really become a philosopher, thinking through worldly problems and conversing with fellow pipe-smoking philosophers.

But I have yet to reconcile within myself with the mantra that “Education is not selfish”. It’s such a privilege to be able to study just for fun in a good college, isn’t it? The other part of me yearns to show to the world that “Hey, what I am learning matters”. And that’s why I have to build things. I know that there is little point in arguing with people if my goal is to persuade: nobody cares if I am right. People care if I am useful for them. (some people just care because it is me, but those are exceptions that I put in my “to-treasure” list)

On a side note, while I know that it is impossible to change other people’s minds, I have a strange feeling that the rule does not quite apply to me. I change my mind so often, especially if you give me a good point. Maybe that is a side effect of being a student of philosophy. A common experience is that I read one text and thought “Omg, the author made so much sense!” and became so inspired that I started sharing with people about the point he made. Then the next day I read another text whose author completely disagreed with the first one while still making so much sense, and I was simply mind blown. How on earth am I supposed to write anything for or against anyone when I am totally sold by both, and how am I supposed to have my own view? It is a very humbling experience.

It is easy to dismiss philosophers as great hypocrites who simply talk about big and impersonal issues. I can talk about saving the world all the time and here I am not doing anything much. I see the point. I can say that I am now equipping myself with the thinking and doing skill so that I will be even more useful in the future for the world, but isn’t just my excuse for having fun learning random stuff here in school? This is perhaps the most honest line of the entire post: I may just be a petty guy trying to appear to be good to himself and others.

Dang, sometimes I wish I could just be innocent. But I’m like a huge stone rolling down the hill, already set in motion towards the direction of “figuring thing out” that it is almost impossible to stop this mode by myself. Question is the simplest and most effective way to direct one’s attention. It can mess up or enlighten our mind, however we choose to see the effect. As such, the ability to ask questions is both a boon and a bane, and I’d better use it wisely. It is okay to experiment on myself. I dig in myself pretty much, questioning even personally taboo topics. They are shit scary, like taking a cold shower in this freezing weather. But not everyone is ready for more difficult questions about his lives. People who are way wiser than me will probably tell me that I too am being overly confident, that I can deal with questions that can shatter my innocence. They are kind enough to not ask.

If someday I go really crazy you should just slap me in the face.

p/s: Thinking too much is no good, so I’m experimenting with no-thinking activities. They work pretty well and I’m reasonably sane.

How many years will I live on after I die?

This post is inspired by a recent talk by a friend. He wasn’t saying anything particularly new for me, but it was such a good reminder for what I want to do and what I can do (hint: “I still don’t know”).

Sharad shared with us a question that he most often asked himself and invited us to do the same.

How many years after I die do I want to be remembered for?
Some philosophers lived for a few thousand years. I remember justifying to myself that perhaps it wasn’t because they were influential. They were simply born before me; if the arrow of time was reversed, wouldn’t Socrates and Plato be remembering me now? Then I realized it was just a bad excuse. There were many people at that time who were not remembered at all.

Sharad pointed out how long we will be remembered depends on how much we add value to others. The more lives one can positively impact, the longer his name will live on. Of course notorious guys in history still live on today because they serve on as negative examples for children and object of study for history. (“How did this initially good guy become a villain?”)

Strangely enough, I was not at all motivated by this question. Do I care that much about living posthumously? I recall a fable of a king talking to an unknown man who was lazying around. The King asked the man “Why are you lazying around? Aren’t you afraid that you would die one day and no one remembers you? Go and do something!” The man simply replied “Why should I do anything anyway since we are both going to die? Instead of worrying about my death I would rather live now. Why do you have to build a statue of yourself if you would not be there to enjoy it?”

Are you the man or are you the king?
I don’t know. I feel that conflict often in myself: I don’t want to sit around, but I also know that my striving may very well be pointless. I have never been that motivated by fame, not because I think fame is not fun. It is just strange and somewhat uncomfortable for me to not know about someone who knows about me.

People often talk about living your life to the fullest so that you won’t regret on your dead bed. The king may regret for not relaxing while the man can regret for not trying harder. Maybe neither of them will. In the end, how we feel about our lives is our own choice.

If I am that ambivalent, why do I care to write this?
I am very grateful to hear my friend speak. The best thing Sharad has done to me is to be “brutally honest” (his words) and live his own life well (very similar to what my mom has done) He shows me his own example so that I know it is possible; he throws at me a challenge so that I want to do it. The fearful side of me kept giving itself excuses: “He is out my league.. How can he be so sure about his own direction? He may be missing out a lot of things in college given the commitment to his startup. I can’t be like that. My goal is different; I want to keep exploring in college, I don’t want to narrow myself down to that one path yet.”

Dear Khuyen, all lame excuses. It’s ok to not know what I want to do, but it is not ok to use that as an excuse to avoid the unknown. I can tell that Sharad has done a lot of soul-searching because no one at that stage who has not faced many difficult decisions. Sharad knows his direction because he has tried. Have I tried genuinely and forcefully enough, and if so have I made a decision? Is college is making me more mediocre by giving me four years of easy fun? If I am kicked out of college right now, what will I do?

What does this mean?
Two things for me. First, a rule for myself: Whenever presented with difficult choices, always choose the one I am more scared of. My future self will thank me. Second, a reminder: time is short and the most important resource in college is the people, so surround myself with people who genuinely care and inspire me. To my standard, I think I am still very shy, so this is the best way I can learn and grow and help others.

How should I spend my time helping others?

Why bother?
My energy is limited; how should I allocate it more effectively if my goal is to help as many people as much as I can?

The tricky trade-off
Do I want to be the generally nice and helpful guy, or do I want to be selectively with my help? Helping one person to a great extent (mentoring) or more people but less carefully for each?

It really depends. On one hand, helping selectively does have huge benefits:

  • Fewer people mean deeper personal connections, and as I’ve mentioned before in my blog, relationships can only get better with depth.
  • More detailed feedback: helping one person for a long period of time will give me a lot of feedback on how to help well.
  • I’m always a fan of simplicity: do one thing, do it well.
  • On the other hand, helping more people is like throwing a wider net. I don’t expect to be paid back for my help, but I expect to help effectively. Who knows, one of the people that I’ve helped turned out to benefit a lot from it? That will feel so good. Yet I will never know how much my help has contributed to another’s success. Measuring what would happen in the alternate world is an exercise in futility.
    • Another good thing: if I help many people I will have different kinds of feedback: some people will benefit more from more careful guidance while others flourish from figuring out on their own after being pointed to the right resources.
  • Anyway, whenever I have that selfish (in the excuse of being “efficient”), I think of Adam Grant, who wrote the phenomenal book Give and take] in which he argued that givers tend to do either much better or much worse than takers. The benefit of helping others is clear; the more important takeaway for me at least is his articulation on how each person should find out the most suitable way for her to give. Adam Grant himself is an extremely generous soul and effective giver. As a professor, he has office hours where anyone could walk into to ask for his help, and he often leverages his knowledge, resources and connections to help as much as he can. Definitely a good role model for me.
  • My own conclusion to this ongoing struggle requires some reflection.
    • What do I like to do and tend to be good at? I enjoy thinking, learning, building connections with people and ideas. I’m also getting better at asking people tricky questions to help them get unstuck – without annoying them too much. I can do these things without getting tired!
    • How does that translate to an effective way I can help? Bringing people together, spark some thoughts and let the conversations rolling.
      • Meanwhile I should try to be more public about what I do. The first thing I do when I want to do something I don’t know is to either search or ask around, but not everyone thinks this way. The question of why is it so hard for some people to ask for help is another huge topic on its own, but one answer for now is that others people don’t know that I can help. Everyone has at least one thing where she is better than others, which means that she can share and teach – knowledge and experience matter.
  • Thinking about it this way makes talking about my stuff a lot less scary and vulnerable. I’m doing this in the name of efficiency, not for personal gains.
    • I’m very inspired by this TED talk recently Be an opportunity maker How to have an awesome potluck party if everyone just brings a fork right? Serendipity, the driver of wonderful thing in life, comes from greater connections. To be a better opportunity maker, I will keep 1) honing my strength 2) seeking patterns by getting involved in different worlds and 3) communicating around these sweet spots of shared interests. Which is why I’m writing this.
    • A friend of mine in Tufts founded this awesome platform Dexterity Global that connects millions of students in India to opportunities: how wonderful is that?
    • I have been going to events of by Harvard Effective Altruism; it’s so exciting to be in a community where people think seriously about the question “How to do good well”. 😀

I have been writing regularly as a practice and as a ritual. I once heard that “The more you think you don’t have time for meditation, the more you need to do it”. It makes a lot of sense: the busier we are with other commitments, the more we need to “fight back” for our time. It’s not about what we do with our own personal time, it’s about we declare a personal time. The psychological benefit is huge: more sense of control, more satisfaction confidence with life and most importantly the constant reminder of what matters for us. If you are not serious with yourself, who can take you seriously?  –  ’nuff said.

With the digest group I can share more raw thoughts, get more feedback and ideas from people. Good conversations beget interesting thoughts, which is great. I welcome you to join and share.