Hồi lâu rồi, nghe ở đâu đó một câu chuyện về Đức Phật, chẳng biết có thật không mà được cái hay và liên quan nên kể lại cho mọi người. Ai thấy chạm thì share hộ mình nhá.
Ngày xửa ngày xưa, có một ông phật tử nọ vốn ham chơi, lười nhác, vụng về, mà được cái thích nghe Phật dạy. Mỗi lần đến nghe Phật giảng, ông ấy đều thấy hay lắm, sáng láng lắm, có động lực tinh tấn tu hành lắm. Xong rồi về nhà lại ngựa quen đường cũ, lại lười nhác, chểnh mảng, chơi bời, sa ngã vào thói quen. Một ngày nọ diện kiến Phật, ông này liều mạng hỏi “Đức Phật, ngài khí chất ngời ngời sáng lạng như vậy nên tu hành mới tốt. Tôi không được như vậy nên cứ chật vật vấp ngã thế này mãi. Ngài có lời khuyên gì cho tôi không?” Bình thường Đức Phật không cho lời khuyên gì (vì mỗi người một cuộc hành trình tự ngộ mà), nhưng hôm đó Phật phá lệ. “Có đấy. Ông có muốn nghe không?” Phật đáp. Ông ấy sững lại. Hội chúng cũng sững lại, đợi xem Phật nói gì. “Vấp ngã cũng được. Miễn là cứ ngả về đúng hướng”.
NGẢ THAY VÌ NGÃ Một trong những điều lớn nhất mình học được từ Chạm Ngẫu Hứng là cách tiếp đất. Lúc đầu ai chả sợ bị ngã. Cũng vì thế nên một bài tập căn bản trong Chạm là “ngả xuống sàn”. Thay vì bị ngã thì chủ động ngả, hai từ khác mỗi cái dấu mà cảm giác khác hoàn toàn! Tự mỗi người tìm các cách để ngả xuống và về vứi mặt sàn. Làm như thế nào mà nhẹ nhất, sướng nhất, thuận nhất.
Mình dần học cách bước nhẹ, đáp nhẹ, rơi nhẹ, sống nhẹ. Mà không phải là vì mình chỉ có sự nhẹ nhàng thướt tha nhé. Mình vốn là dân sồn sồn tăng động, thích bay nhảy. Chính vì thế nên mới cần học cách tiếp đất, để rồi tha hồ mà bay nhảy huỳnh huỵch, vật lộn các kiểu. Tính muốn chơi vui, nên cần luyện cách không làm đau mình hay đau ai khác. Dần dần thấy việc ngã không còn ghê như trước, thậm chí là còn thấy hay. Quan trọng hơn, mình dần thấy thoải mái hơn việc ngả về phía trước, nương vào không gian. Mình học cách yêu không gian trống hơn, thỉnh thoảng còn hát lên câu thần chú “YÊ, KHÔNG GIAN!” Rồi cho mình rơi tự do, dù chỉ trong tích tắc. Và khi cơ thể này làm được, tâm trí cũng làm được. Lúc đấy thì không chỉ là nói đạo lý nữa mà sống với nó hơn.
Nó cùng là điều mình đang hướng tới ở Nguyên Vẹn: không phải là không bao giờ vấp ngã, không phải là biết cách đứng dậy sau mỗi lần như thế, mà là học cách ngả & tận hưởng việc đó 🙂
(Clip minh họa việc ngả hồi 2018, mà ngả ở sàn gạch trong chùa luôn 😅)
NGẢ VỀ PHÍA ĐỜI
Đợt này dịch, chắc nhiều người cũng cảm thấy hơi chênh vênh. Bản thân mình thấy cũng vấp ngã hơi nhiều, trong cuộc sống, công việc hay tình cảm. Nhiều thứ không đi theo ý muốn của mình. Đặc biệt là bản thân mình cũng không làm theo lý trí của mình 😂 Cũng dẫm vào chân người khác nhiều lần, làm họ khó chịu. Mình cũng hơi buồn, hơi chùn chân. Thấy mình hơi vụng. Có người bảo là “sao mày thích kiểm soát thế? buông đi em ei”. Vâng, em cũng đang buông đây, mà trước khi buông thì phải nhắm đúng theo hướng mình muốn tới đã. Chứ không thì lại thành trôi vô định đội lốt “go with the flow / thuận theo dòng chảy” rồi trốn tránh trách nhiệm với cuộc đời.
Sáng đầu tuần lại nhớ tới câu chuyện ngả đúng hướng này, thấy một phần được an ủi, chấp nhận chuyện bản thân vấp ngã, dù là thất bại với dự định của mình hay làm người khác bị ảnh hưởng.
Một phần khác thấy được động viên: à, ít nhất là mình đang ngả về phía đời, gần với đời hơn sau mỗi cú ngả này.
Tự nhắn nhủ:
Nhắm đúng hướng rồi ngả tiếp. Vừa ngả vừa học cách tiếp đất nhẹ nhàng. Cứ thế mà ngả. Chả mấy chốc biết đi, biết chạy, thậm chí là biết bay!
Chúc mọi người thay vì vấp ngã thì ngả đúng hướng, ngả nhẹ, và cứ thể mà ngả.
(và hi vọng hết dịch sớm để còn được tập ngả về phía trước, ngả vào nhau trong Chạm!)
Hôm nọ ở buổi đầu của chuyến Du Hành với Mở Lòng có một bạn kể. “Lúc đầu mình nghĩ mình tới đây để học và để được mở lòng. Nhưng bây giờ khi ở đây rồi mình mới thấy thật ra là mình cô đơn.”
Lúc đấy ban ý cười trừ rất duyên. Lúc đấy, mình và có lẽ nhiều người trong Zoom cũng cảm thấy bạn ấy rõ nhất. Mình thấy gần với bạn ấy hơn. Khi con người ta chạm tới sự thật của mình và có thể gọi tên cho nó một cách bình dị (“ừ, tôi cô đơn”), không nói giảm mà cũng không nói quá, không trách móc, van xin hay phòng vệ thì tự nó đẹp. Tự giây phút đó nó chạm.
Chính mình nghe xong cũng thấy nhẹ nhõm một chút. Ở đây, chúng ta có thể mở lòng hơn, thật lòng hơn.
Xuống núi với chính mình
Một hình ảnh trong Mở Lòng mình hay dùng là “xuống núi”. Nếu như trong kinh Phật hay nói là “lên núi đi tu”, thì ở đây là “xuống núi thực hành”. Xuống núi là cho mình được chạm tới những sự thật ở những tầng khác nhau của mình. Bắt đầu từ để ý cảm giác trong người, rồi thấy rõ hơn những mong muốn, nhu cầu, niềm hân hoan, nỗi lo lắng. Những điều mà đầu óc bận bịu của mình thường ngày không để ý. Hầu hết với tất cả chúng ta, đặc biệt là dân có trí thức thì ở trên núi quen thuộc với an toàn hơn. Nó cho mình góc nhìn tổng thể, đứng từ xa, dùng lí trí phân tích xem xét chính mình. Cái này cần thiết mà chưa đủ. Mình là thằng như thế và càng ngày càng thấy cần phải xuống núi hơn nữa. Xuống núi khá là ghê. Lăn lộn loạn xà ngầu, nhiều khi lí trí mình muốn kiểm soát gọi tên mọi thứ nhưng cơ thể, cảm xúc, nhu cầu thì nó cứ như vậy. Thôi nói lí thuyết đủ rồi, để kể chuyện xuống núi chứu không lại bị chửi “sống đạo lý nói như gì”. 😅 Hôm nọ viết bài “ngầu hay là yêu” xong mới nhận ra hóa ra mình còn “ngầu” với chính mình quá. Ngầu nên nghĩ mình không cần gì, không hi vọng gì, tẩm ngầm tầm ngầm sống trong thế giới riêng và làm việc của mình thôi. Ngầu nên cắm đầu vào phát triển bản thân, luôn luôn phải tiến bộ.
Một ví dụ của việc “ngầu” với bản thân, tưởng mình hay ho lắm, hóa ra là ham chơi 😄
Bạn bè #teamTâmLinh cũng có vài người ngầu như vậy. Mọi thứ đều đầy đủ, chả cần gì hết. Mẹ mình đi tu, từ hồi nhỏ dắt mình đi chùa hay bảo “cứ sống tốt với những gì mình đang có là được, không cần phải cần gì nhiều đâu con ạ”. Vấn đề là mặc dù tất cả các lời khuyên đều đúng, chưa chắc nó đã đúng với mình lúc này. Mình cũng muốn thể lắm, nhưng thú thật là cái an nhiên tự tại của mình thường là hàng fake thôi. Sau này yêu rồi mới biết, sự điềm đạm của mình chả phái giác ngộ đâu mà là “lãnh cảm” 😥. Nhìn lại kĩ hơn thì mới thấy khát vọng, ham muốn, nhu cầu của mình có thật, và rất lớn là đằng khác.
Người yêu cũ trước khi chia tay tặng mình một câu càng ngày càng thấm “Đừng dừng lại / Never settle”. Đây cũng là slogan của điện thoại OnePlus mình dùng. Có nhiều thứ phải mất đi rồi mới biết nó quý. Nhưng còn nhiều thứ hơn phải CÓ RỒI mới biết nó quý 😀.
Mở Lòng là một trạng thái như vậy. Không nghĩ là mình cần mở lòng cho đến khi có nó mới thấy “Woa không ngờ là mình cần nó đến thế”.
Mở Lòng là một trạng thái như vậy. Không nghĩ là mình cần mở lòng cho đến khi có nó mới thấy “Woa không ngờ là mình cần nó như vậy”.
Bớt ngầu
Không biết giọt nước nào làm tràn ly, nhưng cái ly “ngầu” của mình cũng đang tràn. Có lẽ là do có chút biến động về chuyện tình cảm, và quan trọng hơn là xong một dự án lớn của đời – một cuốn sách viết về cách sống mình đang hướng tới – nên mình bắt đầu sống thật lòng với mình hơn và nhận ra hai điều. Thứ nhất, một phần bên trong mình luôn biết là có một cách nào đó sướng hơn, tốt hơn, vui hơn khi sống với nhau. Mình gọi phần đó là Thanh Niên Lý Tưởng, và hàng ngày vẫn nuôi bạn ý. Nhưng lý tưởng sống thôi không thì không đủ, vì đôi khi nó quá cao thượng, quá xa xôi, mình dễ bắt ép mình đi theo một cái hình ảnh, một sứ mạng gì đó hoành tráng. Cao cả mấy cũng đi cùng với sự thật lòng với chính mình, không thì sẽ phốt như mấy vụ phốt từ thiện gần đây.
Nhận ra điều này dẫn tới điều thứ hai mình nhận ra: phía sau vẻ ung dung tự tại của mình là một trái tim khô cằn. Có một người thầy dạy Enneagram từng dùng hình ảnh của chiếc lá khô, héo quăn đến mức cần nước nhưng sợ chạm vào nước thì nát mủn ra mất. Ôi, hình ảnh đấy chạm…
Tưởng mình khác người lắm, hóa ra cũng rứa
Bình thường sống hàng ngày đâu có để ý tình trạng lòng mình thế nào đâu. Cho đến khi có chuyện rồi mới thấy chết cha, hóa ra mình mất kết nối thật. Đến lúc chạm vào nỗi cô đơn tê tái trong người thì mới có động lực tìm cách mở lòng ra. Mình đã viết về nỗi cô đơn nhiều lần, và vẫn thấy hướng đi này vô tận, càng ngày càng bóc thêm một lớp, chạm tới một tầng khác thật hơn.
Bài học lớn của lần này: Không chạm tới nhu cầu thật thì không có động lực đi xa đâu. Nhu cầu là nguồn sống, là xăng để xe chạy, là nắng để lớn cây. Dù mình có theo đuổi điều gì, từ tình tiền tài cho tới những cái nghe hoành tráng hơn như chân lý, sự thật hay là lý tưởng sống thì nó cũng xuất phát từ nhu cầu. Ngay cả đức Phật cũng phải để nhu cầu đi tìm sự thật nó trỗi dậy trong lòng đến mức nào rồi mới bỏ cung điện ra đi cơ mà. (bên lề: Nhìn từ góc nhìn “nhu cầu là động lực” mới thấy vụ phốt từ thiện gần đây có thể là chuyện xảy ra khi con người ta ngầu quá mà không thật lòng với chinh mình là việc đang làm – tốt – cũng đến từ nhu cầu chính đáng muốn làm người tốt của mình, mà dễ thành ra chuyện “xây dựng hình ảnh người tốt”).
Trong cuộc hành trình khám phá chính mình này, mình rất tâm đắc câu của nhà truyền thuyết học Joseph Campbell. Bác ấy nghiên cứu về các truyền thuyết từ cổ chí kim, từ Thánh Gióng đến Tôn Ngộ Không đến Star Wars hay Harry Potter. Bác ấy đúc kết về kịch bản chung
“Nơi ta từng nghĩ sẽ gặp sự ghê tởm, ta sẽ thấy vị thần Nơi ta từng nghĩ sẽ chém người khác, ta sẽ trảm chính mình. Nơi ta từng nghĩ sẽ đi ra ngoài, ta sẽ đi vào tâm của sự sống Nơi ta từng nghĩ sẽ một mình, ta sẽ cùng với cả thế giới”.
Ôi câu cuối chạm. Càng đi sâu vào nỗi cô đơn của chính mình càng thấm, càng mở lòng, càng thấy gần gũi hơn với bạn bè, với vạn vật.
Trước đây mình cứ nghĩ mình khác người, toàn nghĩ tới và làm những điều đâu đâu. Đến lúc nhận ra mình cô đơn mới thấy hóa ra mình cũng chả khác gì bao người khác. Hóa ra cầu nối của mình tới thế giới lại thông qua nỗi cô đơn các bạn ạ, thật là trớ trêu quá đi. 😅 Mình cũng cô đơn, cũng khát khao kết nối, mà lại vụng về không biết làm thế nào. Nhìn nhiều người kết nối với người khác một cách rất tự nhiên, khả năng thấu cảm cao, mình thú thật cũng muốn được như họ chứ. Chả bù với mình trầy trật, đến giờ vẫn có người nói mình là Ây Ai Trí Tuệ Nhân Tạo cơ mà. 😶
Sướng là khi được gãi đúng chỗ
Từ ngày Mở Lòng ra một chút, mình ngộ ra được dăm ba điều hay. Thứ nhất, mình cũng có nhu cầu this nhu cầu that. Ôi, mình cũng là con người, sướng quá, cảm thấy bớt lạc lõng, thuộc về thế giới con người hơn😆
Thứ hai, mới thấm thía câu “sướng là khi được gãi đúng chỗ”. Nói nghiêm túc hơn tí, “sướng là khi nhu cầu được đáp ứng”. Không sướng lắm chứng tỏ chưa chạm tới nhu cầu hoặc chưa biết cách đáp ứng. Nhu cầu càng nhiều, càng được đáp ứng khéo, càng sướng tợn.
Thứ ba, biết cách gọi tên nhu cầu ra: cần chia sẻ những thứ mình được học, cần có ích, cần có người đồng hành, cần có đất để chơi, cần đào sâu hơn v.v Đã bao lâu nay mình ngộ nhận là có nhu cầu là không tốt, là gánh nặng. Hóa ra đó là quen phong cách “ngầu” thôi. Còn phong cách “yêu” là biết mình cần gì, trân trọng và dám đi theo điều đó. Cái này nói dễ mà làm khó lắm nhé, đặc biệt là những người mắc hội chứng “Thích Làm Người Tốt” như mình ehe.
Hội chứng “Thích Làm Người Tốt”
Giờ thấy mọi chuyện đơn giản hơn nhiều. Làm một người có nhu cầu rất là sướng các bạn ạ. Ví dụ: khi mình hiểu hơn mình cần gì thì đỡ nhập nhằng trong các mối quan hệ hơn nhiều. Xin gì cũng đỡ ngại (vì biết nhu cầu là chính đáng), cho gì thì tinh thần cũng thoải mái, cho đi hẳn, không mong chờ (tại vì có mong chờ gì thì nói luôn ngay từ đầu). Rồi tự dưng có bao nhiêu người xuất hiện “ơ, cậu cần cái này à? Tớ có thể giúp”. Đúng rồi đấy, ai quan tâm muốn giúp gì thì cứ tham gia các hoạt động của Nguyên Vẹn và đọc thêm ở page mình nhé. Từ ngày biết xuống núi làm người hơn, hạnh phúc hơn hẳn. 😆
Nhắn nhủ: từ từ thôi.
Nhìn lại chặng đường xuống núi hay ho như vậy, nhiều khi mình cũng hào hứng quá mức, đem đi chia sẻ với người khác hơi bị nhanh. Cũng lưu ý cho mình và bạn bè là xuống núi thì cũng từ từ thôi. Xuống nhanh dễ trượt chân. Thong thả, con đường xuống núi để hiểu mình và kết nối với đời còn dài. Nghe nói là vô tận luôn. Nhưng mà cứ xuống nhé. Thấy gì cần làm thì cứ làm. Không cần cố quá, mà nhớ làm. (“take it easy, and take it”)
Chả mấy chốc xuống núi phê quá, không dứt ra được. Giống hồi đầu mình học Chạm, lúc đầu nghĩ là môn này ghê lắm, chạm nhiều choáng ngợp lắm, rồi nghĩ là mình ngầu nên không cần. Bây giờ thì như con nghiện, mùa dịch không được chạm nhiều cảm thấy bủn rủn chân tay 😂
Hi vọng Mở Lòng cũng sắp thấy như vậy. Nhu cầu kết nối nhiều vô kể, chạm đúng mạch là sẽ túa ra đúng kiểu kim chọc thủng quả bóng nước 😂
Bởi vì cuối cùng, chúng ta đều cô đơn. Chúng ta sẽ bước qua cái ngưỡng cuối – giây phút kiếp này chấm dứt – một mình. Và trước đó, chúng ta có thể đi cùng nhau.
Hôm nay Cá Tháng Tư nhân dịp ngày lành tháng tốt, có hứng Bắt Cá Hai Tay. Bài viết này dành cho
những bạn bay bay, muốn mà chưa biết tiếp đất như thế nào (lời khuyên: bay tiếp đi. Đầu nên tiếp tục đội trời, chỉ cần thò chân xuống chạm đất là được)
những người bạn hay đồng nghiệp có cảm tình, muốn mà chưa hiểu các bạn bay bay (lời khuyên: đây là những sinh vật quý hiếm cần được bảo tồn nhé… Ý là họ rất đáng yêu, cần được hiểu và trân trọng🤗)
Mạn phép lấy chuyện bản thân ra để khái quát chuyện đời người. Chuyện chẳng là dạo này mình có vài lời mời rất hấp dẫn, lợi cả đôi bên.
Mình chả mất gì nhiều ngoài chút thời gian mà khả năng được đả thông kinh mạch trí não rất lớn. Người ta thì được thực hành cái họ muốn học với mình là chuột bạch. Nghe có vẻ xuôi, đáng ra phải nhảy cẫng lên HELL YES! rồi. Thế mà mình vẫn đắn đo, vẫn e dè. Sáng nay ngồi ngẫm lại mới hiểu tai sao.
E dè đến từ đâu
Khi được mời mọc một cái gì đó hấp dẫn, nhiều người sẽ có phản ứng đầu tiên là sợ hoặc là bực. Sợ bị lợi dụng. Bực vì cảm giác như bị lừa. “Không biết người ta có ý gì? Người ta cần gì ở mình? Người ta được lợi gì?”
Chúng ta vừa thích vừa sợ được mời, tùy vào độ to cùa lời mời đó. Trong kinh doanh người ta gọi là làm deal, trong tình cảm là tán tỉnh, ai thích bắt lỗi hơn thì dùng từ dụ dỗ hay thao túng. Bản chất vẫn là mời: mình có một cái gì đấy mình nghĩ là tốt cho họ, và mình muốn người kia thử nó.
Người quan tâm đến tâm lý học thì giải thích là trước đây đã tùng bị lừa nên sợ. Đúng và chưa đủ. Đúng là có thể cần chữa lành những tổn thương từ những cú lừa trước đây. Nhưng mà tất cả chúng ta đều đã từng bị lừa. Ví dụ thực tế nhất là hầu hết chúng ta đều đã bị dân sales lừa nhiều lần với các thủ thuật chiêu trò bắt ép các kiểu như “sales sập sàn, chỉ còn 1 ngày nữa thôi, mua ngay kẻo hết” xong mua về không dùng, không có ích lắm…) Ví dụ sâu xa hơn thì dù bạn 7 tuổi, 27 tuổi hay 70 tuổi thì bạn cũng có thể có những giây phút nhận ra là “ô hay, hóa ra những thứ trước đây người ta bảo mình không phải vậy”. Có người sẽ “đm ông giời” có người sẽ khóc thương hay sẽ níu kéo lại ảo ảnh cũ.. và có người sẽ nuốt nước mắt xì nước mũi và tuyên bố “Oke tao sẽ đi tìm sự thật” (vd cổ điển nhất là Mr Phật)
(Bạn nào quan tâm, có thể đọc tác giả Charles Eisenstein, có vài bài dịch khá ổn tại đây. Bác ấy dành 30 năm để đi theo câu hỏi “Cái quái gì đang diễn ra với thế giới này vậy? Chúng ta đang kể câu chuyện gì cho nhau?”)
Thanh Niên Sống Có Lý Tưởng
Phía sau nỗi sợ bị lợi dụng hay bực vì sắp bị lùa đó là một viên kim cương rất đẹp. Các bạn chìa tay ra để mình tặng kim cương miễn phí này. Sự e dè đó đến từ phần bên trong chúng ta, tạm gọi là (tèn tèn ten) Thanh Niên Sống Có Lý Tưởng.(TNSCLT)
Ví dụ đây ạ, ví dụ để dễ hình dung thôi chứ không phải là hình mấu nhé
Bên ngoài TNSCLT có thể trông là startup founders, làm tổ chức phi chính phủ thay đổi thế giới v.v, bay hơn nữa thì là hippie đi dạy thiền & yoga hay thậm chí là bộ môn nhảy nhảy gì kì kì mà chạm lẫn nhau ý. 😉 Quan trọng nhất là bên trong họ luôn hướng tới một điều gì đó cao đẹp hơn. Nhiều người phần này rất là mạnh. Nhiều người thì đã đè nén phần này ở trong nhiều vì lí do đời sống cơm áo gạo tiền. Nó rất đẹp, nhưng vì đẹp quá mình không chịu nổi (viết đến đây, mình cũng hơi nghẹn ngào).
Thường thì tuổi thơ hay quá khứ của họ nhìn thấy nhiều nỗi khổ nên muốn hướng tới một cái lý tưởng cao hơn hẳn để cứu rỗi thực tại xôi thịt này. (ai quan tâm, có thể đọc cuốn The Righteous Mind của nhà tâm lý học Jonathan Haidt nói về tại sao chuyện Người Tốt lại hay oánh nhau vì chuyện chính trị & tôn giáo. Một trong những tố chất bẩm sinh của con người làm cảm nhận về hai thái cực Thiêng Liêng – Tầm Thường (Sanctity – Degradation) Những người này có cảm giác mạnh về cực Thiêng Liêng nên thường khá cực đoan và hay xung khắc với những người thấy mọi thứ cũng bình thường. Ví dụ điển hình: hội Tâm Linh và hội Cơm Áo Gạo Tiền)
Lưu ý khi chơi & làm việc với Thanh Niên Sống Có Lý Tưởng
Đặc điểm lớn nhất của TNSCLT là họ thực sự không đề cao cái lợi bản thân lắm đâu. Nói con số nôm na ra thì nếu một phi vụ mà họ được lợi 3 bạn được 7 (tổng = 10) so với họ được 2 bạn đươc 18 đi (tổng = 20) thì họ sẽ chọn theo logic của phương án B. (và họ sẽ nói là họ không dùng logic, hahaha)
Có người sẽ nghĩ nó là ngây thơ, có người nghĩ nó là cao thượng, có người nghĩ nó là ngu… Sống như thế thì có lợi gì? Muốn hiểu thì đây là logic của các bạn ấy này: lợi nhất là được sống theo lý tưởng. Giống kiểu theo đạo ấy. Sống theo đạo có lợi gì? Được sống theo lý tưởng tinh thần, trong đầu đỡ phải nghĩ nhiều về những quyết định nhỏ. Không biết chọn con đường nào? Check lại xem lý tưởng là gì, giá trị là gì, làm theo luôn, sống thuận hơn nhiều, sướng. Nó cũng là một loại lợi ích. Nói lí thuyết tạm vậy thôi chứ sướng như thế nào thì phải thử mới biết.
Đọc đến đây, bạn nào đầu óc kinh doanh có thể sẽ nghĩ ĐƯƠNG NHIÊN DÂN KINH DOANH NGHĨ NHƯ VẬY? Thay vì chia mỗi người một phần nhỏ, tại sao không “làm cái bánh to ra” (expand the pie) đúng không?
Đúng. Lý thuyết là thế. Chỉ đáng tiếc là giới kinh doanh đã từ lâu mang tiếng xôi thịt vì thực sự cũng có nhiều người xôi thịt thật. Có bao nhiêu người dám thật lòng nói là mình dám chọn phương án B, thiệt một xíu cho cái lợi chung? Làm kinh doanh mà để bản thân thiệt thì phá sản à?
Nhầm nhé. Ai muốn xem ví dụ của người giỏi kinh doanh xôi thịt nhưng cực kì có lí tưởng đến mức không cần kiếm tiền mà vẫn siêu giàu và siêu có tầm ảnh hưởng, hãy nhìn thầy Goenka dạy thiền Vipassana. Ngả mũ bái phục.
(Note: Ai là dân kinh doanh mà có phần TNSCLT mạnh mẽ như vậy thì comment & nhắn cho mình nhé. Muốn kết bạn, làm quen & học hỏi. Mình cũng muốn sống theo cách B nhiều hơn.. Mình khá ngạc nhiên là sống được gần 30 năm rồi mà vẫn còn chút xíu lý tưởng ngây thơ trong sáng 😂 Hi vọng lớn nhất là sau khi va chạm hiểu đời nhiều hơn thì vẫn giữ được nó. Cũng hơi sợ và buồn vì có thể sự ngây thơ trong sáng đó sắp phải ra đi. 😥)
Kinh nghiệm làm việc Bạn cần nhấn mạnh là trong bất kì một trao đổi nào đó ngoài việc có lợi cho đôi bên (nếu bạn là dân kinh doanh chắc bạn hiểu điều này rùi) còn có một điều gì đấy lớn hơn, kiểu 1 + 1 > 2, một cái tầm nhìn vĩ đại hơn, đẹp hơn như “một thế giới nhìu tình yêu thương hơn” hay kiểu “không chỉ có mỗi chúng ta được lợi mà còn vô vàn những người khác”
Khi nghe được điều đó thì phần Thanh Niên Lý Tưởng sẽ được an ủi “ừ, cuộc sống không chỉ có xôi thịt như vậy đâu” và sẽ bớt phản kháng.
Một trong những nỗi buồn lớn nhất của TNSCLT là gần như chả ai hiểu mình. Ví dụ gần nhất: dạo này mình nhận được phản hồi là có vẻ như mình đang tán tỉnh tất cả mọi người xung quanh, đặc biệt là phụ nữ. Lúc đầu mình không để ý là mình đang làm việc đấy, giờ được chỉ ra thì thấy cũng đúng. Mình đang “để mình được dụ dỗ” bởi một viễn cảnh đẹp hơn là một thế giới nhìu tình iu hơn mà. Chỉ là cái bối cảnh đấy không phải là “nơi đấy chỉ có em và anh hát tình ca Ngô Thụy Miên” mà là thơ Rumi “Ta xin hẹn gặp nhau Nơi Đúng-Sai vắng bóng Ta xin hẹn gặp nhau Nơi trái tim mở rộng“ ((Out beyond ideas of wrongdoing and right-doing, there is a field. I’ll meet you there – Rumi – bản dịch của anh Đặng Hoàng Trung )
Khi mình có nhìu tình iu trong lòng thì cũng đóng góp vào tổng số lượng tình iu trên thế giới này, tại sao không? 😄
Nói đến đây chắc có người cũng hỏi Ê KHUYẾN NẾU MÀY CHỈ CHO NGƯỜI TA HẾT THÌ ĐỂ BỊ LỢI DỤNG À? Ơ nhưng mà từ bao giờ cái từ “lợi dụng” được hiểu theo nghĩa xấu thể nhỉ?? “Lợi dụng” là “được dùng có lợi”. Tất nhiên là muốn được dùng rồi, được dùng tốt! Một trong những niềm vui lớn nhất trên đời, đặc biệt là với TNSCLT, là được hết mình cho một điều gì đấy lớn hơn mình mà, kiểu được ông trời tuyển làm nhân viên trọn đời ý, đảm bảo công ăn việc làm. Dù chưa chắc đã sướng theo kiểu cơm áo gạo tiền nhưng chắc chắn sướng theo kiểu luôn cảm thấy đi đúng đường. Sướng phết!
Ê, THẾ MÀY LÀ DẠNG NÀO? Cả hai. Cả Xôi Thịt lẫn Lí Tưởng 😀 Và bạn cũng vậy. Dù bạn có không chấp nhận nó thì bên trong bạn vẫn có cả phần Xôi Thịt và phần Lý Tưởng. Tâm Linh & Cơm Áo Gạo Tiền. Sống như nào mà để mấy phần đó yêu nhau thay vì choảng nhau là nghệ thuật sống đó..
Lời kết nhân kỉ niệm ngày Cá Tháng Tư. Lý tưởng sống là lời nói dối chân thật nhất mà bạn có thể nói với chính mình. 😎 Trên con đường đi theo sự thật xin chớ quên tận hưởng những lời nói dối ngọt ngào 🤤 Đấy, các bạn hãy khen mình đi, like đi, share nhiều nhiều đi haha.
“Em còn không biết là em cứng đơ như thế”. Một bạn nam trong lớp Chạm Ngẫu Hứng cuối năm hôm nọ chia sẻ. Lớp nhỏ, có mỗi sáu người, nên mọi người cảm thấy thoải mái hơn. Bạn này nhìn qua FB ads, tò mò đến làm mình rất vui, vì chả mấy khi gặp người dám đi theo sự tò mò của mình. Làm một bài tập nhỏ để hai bạn một cặp, một người đứng yên thoải mái, còn bạn kia thì nâng tay bạn đứng yên lên để cảm nhận xem cái tay của người kia nặng nhẹ thế nào.
Được cặp với một bạn nữ xinh xắn, bạn trai này người cứng đơ, cứ nhìn mình xem phải làm thế nào. Thấy bạn ý căng như dây đàn, mình ra dấu cho bạn ấy hít một hơi thở vào người rồi nói nhỏ “Không cần nhìn, mất tập trung, để sự chú ý của mình vào lòng bàn tay của mình rồi tự mình xem.” Bạn ấy cũng rón rén nâng tự mình nâng được, nhìn vừa tội vừa dễ thương.
Chán chả muốn giúp người khác nữa
Chán lắm rồi, những thứ trước đây vui nhất nhất bây giờ cũng nhạt
Dạy người mới, nhiều khi mình mất kiên nhẫn. Kiểu nản “ôi mấy cái căn bản này mà mất công giải thích”, hay phán xét “ôi, gặp bao nhiêu vấn đề như vậy không biết bao giờ mới khá lên” hoặc lo lắng về khả năng của chính mình “thấy nó cứ đơ đơ, chả hiểu có thấm được cái gì không”.
Nhìn thấy người ta như vậy, phản xạ đầu tiên của mình là nửa thương, nửa chán. Thương vì thấy người ta kẹt. Chán vì thấy con đường phát triển còn dài và nhiều trắc trở quá.
May mắn thay, người mới thì thấy sự thay đổi rõ rệt nhất. Mới tập gym thì tăng nhiều cơ bắp nhất. Mới thực hành chữa lành thì vỡ ra được nhiều chuyện nhất. Mới yêu cũng đê mê nhất.
Rõ ràng là trong những công tác giúp ích cho người khác thì một niềm vui lớn là thấy sự thay đổi của khách hàng, học sinh, bệnh nhân hay những người thân xung quanh. Thấy người ta sống sướng hơn, mình vui, lại có động lực để làm tiếp.
Nhưng lắm lúc chán thì phải làm sao?
Một bài học rất lớn mình đang ngấm dần đợt này là câu chuyện như thế nào là có ích với người khác. Có một câu hỏi nhiều người làm công tác giúp đỡ như tâm lý, điều phối, chữa lành, giảng viên hay coaching hỏi “Làm thế nào để không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi năng lượng của khách hàng”?
Làm việc với khách hàng, lắng nghe và cảm thông nỗi đau của người ta, ai cũng nghĩ đương nhiên mình cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không buồn cho họ thì cũng buồn cho đời, buồn vì tại sao đời có người khổ như vậy, buồn vì cuộc sống ra sao mà lại để con người lâm vào hoàn cảnh như vậy… Một cách vô thức, mình ôm nỗi sầu nhân tình thế thái vào lòng, để nó thành một nỗi buồn man mác.
Câu chuyện này nghe có quen quen? Thế thì phải làm sao?
Câu trả lời lý thuyết mọi người thường nghe là “đừng có dính vào”. Thực hành sự “xong là xong”. Như một cái chảo chống dính đó, lúc rán trứng thì rất nóng, rất nồng cháy, nhưng xong rồi thì hớt ra thôi.
Nhân tiện xuất khẩu thành thơ:
THƠ TÌNH CHỐNG DÍNH “Tìm đâu ra được hỡi người yêu Như chảo chống dính, chẳng cần nhiều. Lúc mới chiên trứng thật nồng cháy. Trứng chín thì hớt, không dính nhiêu.
Bonus: chống dính nhiều lần, không thì tiêu”
Khuyến
Nói lý thuyết dễ vậy thôi, nhưng đối với rất nhiều người rất khó. Tại sao?
Thực sự là rất nhiều người bắt đầu đến với công việc giúp đỡ đang làm là vì lòng trắc ẩn. Mình nhìn thấy người ta đang kẹt như vậy, trong lòng mình tình thương trỗi dậy, muốn giúp người ta. Không thể bảo là bỏ lòng trắc ẩn đi, đừng có quan tâm đến khách hàng nữa 😶
Thế nên câu hỏi sẽ là “Mình cần nuôi dưỡng thêm điều gì để bổ trợ cho tình thương?”
Câu trả lời có thể sẽ không như bạn dự đoán.
Mình buồn cho người khác vì mình vẫn đang buồn cho mình
Khi chưa hồi lại sức mà đã phải đi làm giúp người khác
Để mình lấy ví dụ bản thân. Mỗi lúc chán như vậy, mình cũng thấy khó chịu lắm. Rồi nhớ lại quá trình trưởng thành của chính mình.
Bản thân mình trước đây cũng khổ lắm. Lo lắng đủ thứ, dồn nén bao nhiêu cảm xúc khó chịu trong người, rồi mọi thứ bên trong bên ngoài cứ lung tung beng hết cả lên.
Từ ngày quan sát và thực hành nhiều thứ khác nhau và bắt đầu ngộ ra, thấy gỡ được bao nhiêu nút thắt. Thấy mình đỡ bị chi phối bởi những phản ứng khó chịu như lo lắng, phán xét hay căm phẫn chính mình và người khác. Thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều.
Chắc các bạn cũng có câu chuyện tương tự như vậy.
Khi chính mình nếm trái ngọt và sống sướng hơn, tự dưng đến một lúc mình sẽ muốn san sẻ cho người khác. Đó cũng là lí do bạn bắt đầu làm nghề này đúng không? Mặc dù không cần và không thể giải quyết hết vấn đề của mình nhưng ít nhất cũng giải quyết được phần nào thì mới có cái giúp người khác chứ?
Dành một vài phút để ngẫm lại quá trình trưởng thành của chính mình. Rõ ràng từ khi bắt đầu quá trình này, bạn đã không ít thì nhiều bớt khổ và sống sướng hơn đúng không? Nhìn lại chặng đường như vậy bạn thấy buồn hay vui? Rất vui, rất tốt đúng không?
Thế lúc gặp người tìm đến mình cần giúp đỡ vì họ đang khổ, tại sao mình lại buồn thay vì vui cho tương lai tươi sáng đang chờ đón họ???
Dừng lại vài giây để hỏi chính mình câu hỏi này.
Lần đầu tiên nghe câu hỏi quá xoáy như vậy, mình đứng hình, suýt rụng tim. Ừ nhỉ, tại sao? Tại sao mình hay quên nhìn thấy tiềm năng và tương lai tươi sáng cho người ta mà chỉ nhìn thấy nỗi đau hay vấn đề?
Câu trả lời mình ngộ ra khi nghe Dr Gabor Mate, một bác sĩ rất nổi tiếng về lĩnh vực sang chấn tâm lý và sự nghiện ngập, nói về trường hợp này ở cuối bài nói chuyện (phút 33).
Mình thấy khổ vì mình chưa thực sự ghi nhận và ăn mừng quá trình của chính mình.
Cũng giống như phải có ăng ten thì mới bắt được sóng, phải có khả năng đón nhận thì mới nhìn thấy điều đó của người khác. Khi mình nhìn thấy nỗi đau của người khác, nó sẽ gợi lên một nỗi đau trong mình. Đặc biệt là nếu mình đã từng trải qua một chuyện tương tự, mình càng cảm thông cho người ta hơn. Đây là một điều rất đẹp, rất giàu tình người. Duy chỉ có một điều. Khi mình chỉ nhìn thấy nỗi đau và quên mất đi tiềm năng vốn sẵn của chính mình, mình cũng sẽ bỏ qua tiềm năng của người khác. Khi mình không còn nhìn thấy tương tai tươi sáng cho họ mà chỉ thấy những đau khổ, khi mình bị cuốn vào đến mức thấy mình phải gồng lên và vận sức để giúp người ta thì tức là mắt mình hơi bị mờ rồi. Cần nghỉ một chút. Mắt kém thì chỉ có nghỉ thôi chứ không cố nheo mắt làm liều được đâu, không là làm ơn mắc oán đấy.
Câu hỏi là luyện mắt như thế nào?
Nhìn đời lưỡng cực
Nhìn đời như nhìn mèo, ôm cả lưỡng cực..
Mình tự nhỏ đã bị luyện thành nếp nhìn trắng đối nghịch với đen, tốt đối nghịch với xấu rồi nên phải từ từ học cách bỏ cách nhìn cũ đi. Ví dụ chung nhất, người ta hay nói là năm nay 2020 là một năm tệ bạc cho cả thế giới. Nhưng sự thật là cuộc sống này vẫn luôn tồn tại song song giữa những sự thảm khốc và những điều đẹp đẽ không tưởng. Từ thuở chí kim đến giờ đã có những người yêu nhau đến mức sẵn sàng hi sinh cho nhau và cũng có những người tàn sát lẫn nhau.
Đời về căn bản là vừa buồn vừa buồn cười. 😥😄 Nghịch lý đâu có dành cho ai hiểu.
Làm việc với con người cũng thế. Nếu làm đúng, có khi mình vừa khóc vừa cười. Buồn vì nhân tình thế thái, vì sao con người lại đâm ra nông nỗi này. Vui vì nhìn thấy được tiềm năng của họ, như nhìn quả trứng thấy được chú gà con bên trong.
Nói riêng tới công tác con người, lại nhớ một người thầy từng chia sẻ với mình: “coaching không phải là điều bạn làm mà là cách bạn sống”. (“Coaching is not something you do. It’s who you are. It’s a way of life”)
Thế thì cách sống đấy là gì? Giống như ngắm một bức tranh thì thấy được cả màu trắng và đen, nhìn thế nào để thấy được ngay trong khoảnh khắc này vừa là trở ngại khó khăn, vừa là tiềm năng vô hạn.
Làm sao để nhìn thấy và chấp nhận được cả hai thái cực, cả thực tại đau thương và tương lai tươi sáng?
Làm sao để vừa thương vừa yêu, khi thương vì thấy khổ còn yêu vì thấy những hạt giống ở bên trong họ sắp nhú ra đẹp quá?
Đặc biệt là cho những người làm công tác con người, từ bác sĩ, chữa lành, coaching cho tới quản lý và lãnh đao, càng phải luyện cách nhìn như vậy.
Nghe có vẻ sai sai, nhưng khi nào đạt đến cảnh giới là càng thấy nhiều nỗi khổ thì càng vui vì nhìn thấy nhiều tiềm năng để biến khổ thành vui thì chắc lúc đó đắc đạo. 😄 Thấy bản thân mình còn xa cảnh giới đó lắm, giờ thấy ai hơi khổ một tí là mình đã ne né ra rồi. Nhưng mà không sao, ít nhất là còn biết đích đến để hướng tới.
Luyện cách nhìn và cách sống như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho việc mình làm. Cách để ý và sự hiện diện của chính bản thân mình sẽ thay đổi.
Khả năng chấp nhận rộng hơn, không phải bảo người ta cố gắng vui lên nhưng cũng không cần phải buồn cùng với họ. Nói đến đây thì cũng nhắc tới luôn ba phẩm chất để tiếp tục rèn luyện cho những người làm công tác giúp người khác thay đổi này.
Cảm Thông: Khi một người khác tìm đến mình, người ta muốn mình hiểu được nỗi khổ của họ. Điều đó cần sự cảm thông và lòng trắc ẩn. Đây là ý mọi người hay nói “nhiều khi họ chỉ cần một người có thể lắng nghe”, thay vì vội vàng đưa ra giải pháp. Tôi mà không cảm thấy anh đang nghe tôi thì tôi cũng chả thèm nói chuyện tiếp với anh.
Không Dính: Lắng nghe thôi chưa đủ. Mình cũng không để bị dính mắc vào câu chuyện đó quá nhiều. Rõ ràng người ta cần mình giúp gỡ rối mà chính mình cũng rối thì lấy gì ra mà giúp?
Nhìn Sâu vào Hạt Giống: Không bị dính vào vẫn chưa đủ. Mình cần nhìn thấy tiềm năng của người ta và gợi nó ra. Đôi khi mình cần tin vào những hạt giống tốt đẹp trong người ta nhiều hơn người ta tin vào chính họ…
Và đấy là bộ ba tinh thần rất cần thiết trong công tác coaching. NÓI THÌ DỄ, LÀM MỚI KHÓ. Nhưng ít nhất nói ra được, lỡ tuyên bố với chính mình và với người khác thì khả năng làm được sẽ cao hơn.
Đọc đến đây, có thể bạn sẽ thắc mắc: “Nói thế thì đấy là cách sống đẹp rồi chứ gọi gì là coaching nữa?” Thì cũng đúng. Sau này người ta mới gọi tên là coaching rồi phát triển ra các kĩ thuật đấy chứ về mặt bản chất thì nó vẫn vậy. Vẫn là sống tốt. Có câu “Không có gì mới mẻ dưới mặt trời, tất cả đều mới mẻ dưới mặt trời” là vậy đó.
Câu hỏi chiêm nghiệm: Trong bộ ba trên, bạn mạnh về phần nào nhất? Bạn muốn tiếp tục phát triển phần nào nhất? Thực hành: Ăn mừng cuộc đời và quá trình thoát khổ của chính mình. Nếu trước đây khổ mười, giờ khổ chín là đáng ăn mừng rồi. Tự vỗ tay, tự cười, tự rót cho mình một ly, cho mình 10 phút nghỉ ngơi, nói chung làm gì thấy ấm lòng nhất là được. Nghe rất ngớ ngẩn, nhưng hãy thử và xem kết quả trên chính mình và người khác ra sao. Khi mình có thể tự ăn mừng, chắc chắn mình sẽ ăn mừng cho người khác tốt hơn.
Recently I was interviewed for Passion2Action, a podcast that does exactly what the name suggests – sharing stories about passion to action. I thought I did say something useful, mostly reflections & quotes that have resonated with my life. If you find it helpful, please share with anyone.
2:15 – What I meant by “learning” and “student of life”
4:00 – Meeting my 1st mentor.
9:10 – Why mentorship is really important for me.
11:00 – More on Peter Drucker: how I heard of him and became a “fanboy” (12:20), learning his questions (13:00), experiences with Peter Drucker Challenge 2015 (15:00). Made a mistake about the five questions he asked in “The Effective Executive” (First Thing First, instead of Managing Relationships)20:30 – Theme of the year instead of “New Year Resolution”
24:20 – My thought on “failure”, and “Flop” (25:24)
28:00 – My struggle with Not knowing
Some reflection
More on the word “flop”: Recently I shared with my boss about the word “flop” and she said it might still sound a bit too crushing (for example, a show that “flopped” is a really bad thing). I meant to use the word in a more humorous way, like “flopping all over the place”. It is meant to make fun of the experience. When we can genuinely laugh at something, we really get over it. That’s the power of humor.
It is so strange to hear myself speaking, my Singaporean accent (with slight Vietnamese intonation) and a tons of grammatical errors (apparently no one pays attention more to myself than myself).
There is always that fear of sounding hypocritical. One of my mentors once asked me: “Are some young people really wise or they only say things that make them seem wise?” I really don’t know – my actions will prove my words. I’m learning to accept that fear too, for it means there is potential to strive further.
A lot of “yes”, “yeah” “erm” and “ah”. I may sound too eager. Need to be more aware to tone down in some situations
Prior to the trip in Beijing. I had two intentions: First, I want is to learn more about what is happening in Beijing and China at large, what people there care about and how they are thinking about the country and where it is heading towards. Second, I want to make some new connections, for people always trump places for me. I was excited to know that the group was rather diverse; my 45 classmates came from many different places in the world, from the land of the Kiwi to various parts of Asia and Europe to the US of A.
There are a lot to observe about Beijing — the streets, the city planning, the pace of life, the way people interact with each other. Whenever I travel to a new place, I always ask “Can I see myself living here?” I do have that sense in Beijing, even though I don’t speak Mandarin. The city reminds me of Saigon, Vietnam somehow — things move fast, lots of opportunities and exciting happenings beyond commercial stuff. Nevertheless, people have always left a stronger impression on me, so I find it easier to reflect on the people I met. I learned a lot through the perspectives of my friends, especially how they all see China and have different responses to the lives here.
It is such a rare and wonderful opportunity to have people who care about philosophy not only in the academic sense but also in a personal sense. When a group of thoughtful people is put together in a new environment for two weeks, some close friendships are bound to happen. I made new friends, some at a deeper personal level. Some opened up and drew for me their inner landscapes, which are all very beautiful. I did regret not having enough time with some people. Nevertheless, I know this human to human connection takes time to grow, and every encounter we have is always the beginning of something real and good.
The last night many of us went to have a drink at a street restaurant (that is how people in many Asian countries “hang out”). We all sat around a few tables, playing a drinking game as a way to share and know more about each other. The experience was particularly memorable for me, partly because of what was said but even more so because of what it reminded me about being human.
As the night went on, we were more and more drawn into each other’s life through the questions we asked the group. I could tell that the quality of my listening started to shift to a deeper place. What are the important lessons you are taking away from this experience? How has our sexual identity influence our lives? What makes a good person? What would you do differently from the trip? Each question asked met with many beautiful responses. Our Brazilian friend Hander made a comment: “This group of philosophy people is way more interesting than political science people”. Perhaps philosophy students do ask good questions, although I don’t know if the experience was meaningful because of our philosophy background or because of our shared humanity. After all, there should never be a distinction between the study of philosophy and the living of it.
I closed my eyes and tried to resonate with the emotions behind the stories. The whole scene felt like a piece of music that was both well-written and spontaneous, so beautiful that I could not just stand by listening to but have to sing along. Whenever I am engaged in anything, from writing to listening to good music to talking to people – and this maybe a common experience for many – there is a paradoxical sense that I feel like already knowing what the next moment is and yet every moment feels fresh as it arrives. Every note is at the right place; every story shared at the right time. Even and especially the silence seemed right, when I could step back, breathe, shifting my attention to the whizzing sound of the cars on the street and take the entire scene in. Staying silent allows me to enjoy the beauty of the moment and also to honor the person behind every story with their full, messy, pretty self. It was important to be in and to hold the space.
In a sense, the stories told were not entirely new. They were all parts of the collective human experiences — be it self-doubt or the pain of rejection or a struggle to accept ourselves and other people. I’m lucky enough to have been a part of several circles of authentic sharing like this. Yet they were so fresh and delicious — the difference was as stark as between frozen packaged broccoli and the one we get directly from the farm.
There is something quite sacred about being on the street of a foreign place, with a group of initial strangers who turned into friends. It must be strange for the Chinese restaurant owner to see a group of mixed colors and genders occasionally bursting into tears (as long as we were still getting more beers). Over the years, I’ve come to appreciate that tear is what happened when a person feels connected with oneself, with others and with some greater Force. That is why crying should be celebrated instead of shunned (plus the salty tears are pretty tasty – try licking next time).
Speaking of tears, whenever I hear stories of “Big men don’t cry” and how it leads to the over development of “maleness” nowadays, I just feel thankful for being raised by a single mother. If crying is ever bad, it is because it is messy, not because it is a sign of weakness, which is really nice because messiness for me and many others is much easier to embrace than weakness. I’m also less inclined to make the trite distinction between “masculine” vs “feminine” energy; it just means we are exploring and embracing a fuller sense of who we are and how we can be in the world.
The experience also made me think more about how to respond in the presence of someone’s outpouring of so-called difficult emotions. I often don’t say “It’s ok” and “We love you” and I wonder if I should say these phrases. To this day, I still wonder how to show my affirmation better. Should I say something along that line, offer a hug or just stay silent? The answer is always “It depends”. What does the situation look like? How does the other person tends to receive? From my side, I have to learn to both be more well versed in these different expressions of affirmation as well as to read the situation better to know what best to do. Words can be powerful, sometimes too much so. Hug is great, but I wonder if I hug people because they really need a hug or I just really want to hug?
Generally, action does speak louder than word, yet especially in this kind of situation it might be better to do nothing. As the Daoist concept of “wu wei” goes, sometimes nonaction speaks the loudest.
For example, when someone expresses how she feels about me, should I respond “Thank you” or “That means a lot to me” even if I don’t feel it? Or should I remain silent? I used to value sincerity and only express what I really feel. My common response to compliment these days is silence. If the person is curious enough to ask me how I feel, I will say “I’m just enjoying the moment.” Learning about Confucius and his emphasis on ritual has swayed me a bit though. It is tempting to think of ritual as insincere scripted actions, but that is missing the spirit of his teaching. Sincerity is to stay true with one’s feeling, but feeling can be cultivated. As such, sincerity and tactfulness do not contradict at all if we cultivate ourselves to have the appropriate feelings in every moment. And as with anything else for the Chinese masters, it is a life long practice.
Generally grownups need to have a clear, compelling reason to do something. (That’s why Nike’s “Just Do It” slogan is mostly for them; children don’t need that push) I often hear “start with Why”, yet what happened when I dug deeper within myself with these Why questions is the realization that I could not get to the answer just by asking. I have to start doing something. In other words, I can also start with What.
It has got easier for me to practice something without fully understanding the reason or meaning behind. With diligent practice the meaning will come. (Perhaps my next practice will be to say “I love you” more often to more people more often. Too much philosophy like “What do we mean by love?” and “Who are you and I anyway?” are pretty counter productive as you can tell.)
On the last note, I’m often humbled and inspired to hear what people are working on about themselves. In our journey of becoming, we all need support in one way or another, even and especially those whom others have always leaned on. Which is why my answer to the question “What will I do after the trip?” was “To do a better job of following up and following through”. Even though I will probably never know the impact I have on people, I know for sure that I can be a lot more, and that I will have to do a lot more.
My priority has been “Learn first, earn after”. Ideally the work should be about a cause that I care about, that I can make a contribution to. I am very very fortunate to not have to worry too much about money (yet), which frees me to think and test what I want to do.
At the end of last summer, I came up with a few conclusion about where I want to head next.
In terms of learning, I knew that the startup environment can offer me the most. It also has youthful and idealistic energy that resonates with a part of me. There people learn fast, because they have to and more importantly they want to. That’s where most innovation happens because it is the norm. At some points youthful enthusiasm yields in to stability, but as of now I know I want to be surrounded with that kind of spirit of learning and contributing.
On the other hand, I also know that we learn much faster with good mentors, which I think happens often at a more established organization. There are mentors for startup of course, but they very much serve as advisor rather than someone we can shadow. To learn, we need to both observe and practice. If I can see the day to day working of someone else I can learn a lot. People say “You won’t really learn something until you actually do it”. True, and you will learn even more by observing someone really good and then doing it yourself. Eventually we all have to climb our own mountains, but learning how to climbs with good form from the beginning can save us much trouble further down the road and thus allow us to go much further. Having good teacher is important.
Here is what I am thinking in the moment. Whenever I experience a contradiction in what I want, I try to tell myself: how can I do both? Call it ambitious or greedy or whatever (I call it “aspirational”) Work is a big part of life, and since my theme of this year is “Integration” I’d need to be more thoughtful about it.
The term “startup” doesn’t have to be a new company. Any initiative or project that involves people can be considered one. I am working on an initiative that involves a lot of people, on a cause that I care about and with people who are willing to guide me. I remind myself daily how it seems to be such a blessing.
Some lessons in life are unpredictable, but many can be planned. I learned from Gary Bolles his model of the three domains of skill: knowledge, transferable skill and self-management. For knowledge, I’m trusting that domain knowledge is becoming less relevant than making novels connections across domains. I love theories, so much so that I’d rather apply theories to the wrong context than not apply them at all.
Transferable skills can be broadly categorized into three categories: data, people and things. Here are the most valuable and also difficult tasks to do with each.
Data: Synthesize.
– How to test: Able to explain a complex set of data to someone else.
People: Mentor
– How to test: The mentees are able to surprise us with the quality of their work.
Thing: Set up / design
– How to test: well-designed things are used they should pleasantly surprised both users and creators.
Self-management is a whole other set of skills. Know ourselves: how we work, perform, communicate. Gather and interpret data systematically. Hone our intuition and trust it in the most unpredictable circumstance. Be our best ally as well as our fairest critic. Develop the attitude of not taking ourselves seriously but our work very seriously. Last and perhaps the most important one: ask the right questions – questions that invigorates instead of debilitates us.
It is quite a helpful model to guide my thinking. I’m pretty on track with many of these, and I’m quite happy. I know I will learn a lot and appreciate the journey along the way. Something difficult will eventually happen, and I want it to be struggle together than struggle with each other.
What is my long term plan? If I wanted to stay in America in the next five years, it may be safer to go on an established path like working at a bigger company or going to grad school? I don’t know, and I don’t think it matters as much. What is more important is learning to position myself in places where opportunities confluence, where I can be used well to make good contribution.
One of my mentors once asked me: “Are some young people really wise or they only say things that make them seem wise?” I really don’t know. I think this roadmap I’m writing makes sense. Following it is another story. As of now I think I’m sticking to it fairly well. Another thing that I learned is that I now really understand the importance of “start with the end in mind”, not only in terms of external goals but more of internal state. I’m already imagining the end of the summer: I will feel fulfilled, joyful, touched, loving, thankful, learned, wiser, ready, confident, If I can feel like that most days then I’m doing great.
On this Commencement day, I am surrounded by lovely, strange creatures called “seniors” who are exhausted by going from one event to another. It must feel like freshman orientation again, being unsure of the schedule, frantically texting friends to coordinate where to meet while trying to answer parents’ 101 questions. Today, I am falling in love with their smiles and tears and hugs. I also see a lot of uncertainty behind these passionate expressions, and I have some thoughts for you to prepare for your own graduation.
Learning to be comfortable with uncertainty is one of the most important life skills that you can learn; yet the structure of the school may not help you much with that. Don’t blame the school though — it was never intended for that goal in the first place. You have to learn it on your own. Graduation is aptly just the beginning of your learning journey.
You aren’t sure if you want to go to this graduate school or to take this job or to move to this city. You aren’t sure if you should continue or start or end a relationship. Being independent in the world is a scary thing. It leaves us feeling insecure, and when we feel insecure, we often ask ourselves, “am I right?”
Please have the courage to ask a different question. When you have a decision about something as fuzzy as your life, in a world that is as unpredictable as today, remember that you don’t make the right choice. You make the choice right. A better question to ask, and I mean really asking it so that the question will do its own magic in the back of your mind, is “what do I truly desire?”
When you first ask this question, you will first be confronted with this daunting feeling of not knowing.” Why is this so hard to stay in the not knowing” zone? One reason may be how it is linked to your identity: it may mean you are not smart enough or not trying hard enough to find out the answers. As students, we were rewarded by our correct answers, but you should know well by now that your performance in classes is nowhere as important as the quality of your questions and how well you have engaged with them. So ask the good ones anyway, and stay with them.
The second and more important reason is that this feeling of not knowing is simplyhard. Asking you to stay with this feeling instead of putting it aside and getting busy again is as hard as asking you to not scratch at a mosquito bite. You may yell “what the hell is this person thinking?” or “what on earth am I doing with my life?” In those moments, remember that life is teaching you patience again. There is often a tendency to fight through this discomfort of not knowing. Don’t think of it as a fight because life is too busy to conspire against you. Instead of fighting an uphill battle, why not choose to roll downhill? I’m not asking you to be lazy, but whenever you sense resistance within yourself, be gentle and curious. “What else is going on here? What are you whispering to me, my dear self?”
Please embrace this not knowing feeling because as Rilke once wrote, “the point is to live everything. Live the questions now. Perhaps then, someday far in the future, you will gradually, without even noticing it, live your way into the answer.” Giving yourself the permission to not know is the most empowering gesture you can have because then you can listen to the answer, perhaps from the universe or from a deity of your own. The more not knowing you can embrace, the larger you become, the even more you can embrace again. Hold this virtuous cycle for other people too, so that we can all live everything.
Independence ceases to be scary when you realize you are not alone, not only in the solidarity sense that other people are going through the same thing but also in the real sense of the phrase, that you truly are not alone in this world of seven billion people and countless other living beings. Independence doesn’t mean doing everything on your own. Rather, it means realizing what you can and cannot do alone and take responsibility to reach out for help. Ask and you will receive.
I won’t tell you what specific course of actions to take because I too am embracing not knowing myself, but I can tell you to do. You may likely be doing cost-benefit analyses on your decisions till things go wild. That’s great, and I’m asking you to supplement this love of overthinking with a bias towards action, so that you can learn faster what you want. Remember what Pierre Omidyar, the founder of eBay and one of Tufts most illustrious alumni, shared about how he went about his life and work? “Ready, Fire, Aim.” Yes, Fire before Aiming. Bring that spirit of “not 100 percent ready, do anyway, recalibrate right after” into life. That is not knowing in action and that will be how you step into future — by creating it.
After the end of last semester, I was offered an opportunity to help out with a class with my instructor Nancy Lippe on Nonprofit Leadership in Experimental College class, and I gladly took it up. I have always loved ExCollege classes for their experiential learning (and teaching) aspect, and I knew I wanted to be a part of a learning community. More than anything, I learned some important lessons about myself, from being there and interacting with people there.
There were rocky moments, particularly at the beginning when we realized the class was much smaller than we thought (only five, including me). We hoped there could be eight or ten students.
Given that I was taking 5.5 credit this semester as well as being more involved in other stuff, I did have some doubt and questioned my own commitment. I don’t want to commit if I couldn’t commit fully. The other reason for my reluctance is the fear that it’s not worth my time. The fear was real, but I recalled an advice for young people by Peter Senge: When we do something in line with our purpose and hear ourselves saying “This is too small for me”, be aware that it is the ego speaking. Mother Teresa once said that “There is no great thing; there is only thing done with great love”, and it could not have been truer in my case. Helping with the class is already aligned with my purpose, “to learn and to co-create learning”, and I would be better off paying attention to what is there instead of wandering about what could be.
Anyway, I sensed a similar frustration from Nancy after the first few classes, that she was aware of my reluctance. One evening after class, I shared with her my fear, and she said “Well, I’m in it, and I’ll make you in it”. That was exactly what I needed to hear the most at that time. It is so important to work with someone else to keep ourselves accountable. One reason that leadership is hard is because it is lonely. That’s why in many organizations, including the nonprofit I’ve worked with for a while (SEALNet) the co-leadership model was used. It is helpful in preparing ourselves transition to leadership role, because a strong motivation for a great many of us is to not let others down. Ask any startup founders and they will tell you the most important asset they have is their co-founders and team, not only because of the complimentary skills but also because they keep others motivated and accountable when things get rough (which is almost all the time for startup)
Somehow I was really inspired after the short conversation that night. On the way back to my room, I asked myself: how might I turn this situation to my advantage? Small class means more interaction time, so we will have more opportunity to hear from each and everyone, to dive deeper into ourselves. That was exactly what I wanted – why on Earth did I even worry in the first place? I’m learning the same lesson again and again: Whenever I have an expectation, be aware of the potential disappointment that comes with it. Be aware when expectation distracts me from the present. Stay with what is. This will take a lifetime to learn, and I’m thankful for this experience.
Going to this class for 2.5 hours on a Monday night feels strikingly similar to going to the gym: I’m often half excited, half dreaded before going, yet I always feel fulfilled after. I told myself often for all of my commitments, “if I am not mentally present then why do I even bother coming?”. Yet in real life we all find ourselves distracted all the time. That is where we really need people – there is something about the presence of others that pull us into the moment and keep us engaged.
Here are some other small learning points.
On asking questions: the intimacy of the small class gave me the excuse to ask more personal questions, those that push people a bit out of comfort zone. In a class like this it feels much easier to get a response (not that I don’t ask probing questions already in normal setting). Another related point is that it really requires genuine curiosity to ask good question. I have stock questions to ask, but I know I only feel good when I truly care about the person who answers it rather than just asking a cool question. The reward of doing so is definitely worth it: one of the best experiences in the class is to listen and to be humbled and to admire those who shared even more.
Step up, step down: Finding the balance between talking and listening is hard. Being a TA, I tended to give the space to others; at the same time I do feel like do have a lot to share too. Throughout of the course of the class, there was time when I wasn’t sure what exactly I was contributing to the class (I wasn’t participating in much of the work and wasn’t doing much assignment). Now I need to believe more in myself and the specific gifts that I could offer: the willingness to ask questions to dive deeper and to provide contradicting perspectives. Over time and experience, I learn how to have a better sense of where someone is at in their learning journey, which allows me to do what is necessary at that point to help.
Reliability: I still have punctuality issues and did not complete some assignments that I took up. I deluded myself by saying that the boundaries weren’t clear – “perhaps a TA didn’t have to do much of the work?” – but clearly I could have taken the responsibility to clarify what kind of role and involvement I have in the class. These seemingly small thing would affect the level of trust of others on me (I bet it already did). To work on it, I will ask my future collaborators to call me out when I am not being reliable.
The most fulfilling part was seeing that people had the opportunities to work together during the class and how excited everyone was to continue a year-long program starting in the Fall. I felt like I’ve contributed my part by helping plant and water the seeds of good relationships. There is some wish-we-could-have-done, but I’m contented with where we are.
Anyway, some pictures for celebration!
Our cosy ceremony with some nonprofit leaders in the area
Everyone, including serious-looking professionals, can draw!
“Journey to the future of philanthropy” – a collaborative art piece. I made up a general journey map and let everyone draw on it. It turned out to be super cool!
Today is a good time to take stock of where I am, to share some learning and to celebrate. Life is so good it has to be shared.
Where am I?
I’m entering the blossoming phase of my life: so much excitement, so many opportunities, abundance of energy, lovely people. College has been quite a journey, and I am loving every moment of it. Classes, involvement, people, personal time, sleep, books, adventures. I don’t see life as much as a juggle but rather a process of alignment: when everything is aligned, life moves smoothly.
This is also a good time to check in with my theme of 2016 – Integration It is fascinating how useful the act of crystallizing a theme can be. Even when I’m not conscious of it, different parts of my life are somehow coming together: mind and body, technical and social, fields of study, relationships.
Being somewhat older than my peers, hanging out with older people and reading books of dead authors gave me a bit of thought-fulness. At the same time I am also feeling a sense of personal renewal, as if I’m becoming more and more youthful as I mature. Being youthful has little to do with what young people “should” do – it’s very much a spirit of openness, wonderment and innocence. To quote David Whyte, “innocence is not a state of naivety. It is, in a way, the ability to be found by the world.” Somehow that innocence is often lost as we grow up, and I don’t want that to happen.
I am feeling more engaged with Tufts as well as the greater world. Someone recently asked me “What does it feel like to be alive?” and I came up with two words “engagement” and “ease”. I was surprised by my own answer, so much that I made into my own definition of success: to engage in what needs to be done with greater ease.
What I am learning
I like to keep track of my development through the lessons I am learning. Here they are:
On impact: I’m starting to have a better sense of the impact I have on other people. While actions may indeed speak louder than words, the latter can be quite powerful. Sometimes the best thing I say or write is completely spontaneous, but in general words deserve to be deliberate. The energy each of us bring into an interaction can have a strong impact too. Something I learned recently from Ben Zander is that glowing eyes matter. Nothing delights us more than the glowing eyes of someone else, and it is totally a worthy cause to make eyes glow more often! On that note, a recent feedback from a friend: my eyes glow when I feel connected – mental, emotional, physical. Really good to know!
On reframing life: In the past, I adopted the radical acceptance motto of “I suck, you suck, we all suck”, which has been very helpful to cope with stuff. However, I put on a quote on my door recently ”I’m a gift. You are a gift. Life is a gift.” Operating this new requires a fundamental shift of mind, and as far as I can tell, this newer motto works like charm. Life is indeed full of gifts – even when shit happens, I have a blog post Indeed, my attention, energy, vibe, questions, thoughts, resources, relationships, youthfulness, thoughtfulness, rashness, spontaneity – all these are gifts. We all have a lot to give and receive from each other and from the world; we just need to figure out how best to do it.
On being: As I get older, there is a gentler, more graceful sense of being. Perhaps this is the way to live: as we age, we keep getting lighter and lighter until the day we are gone and the world wouldn’t feel sad about us leaving. A friend recently gave me a beautiful imagery: we live like a helium balloon; the lighter we are, the more we can rise above, but we don’t just fly out of the atmosphere into space. Instead, we look back. We see the world in its entirety, and we become even more we become engaged in it. Such an “uplifting” image – literally and metaphorically.
This imagery well captures two paradoxes: first, being light doesn’t mean being disengaged, leaving everything behind and going into the forest like some monks. (not all though – look at this guy) The better question is “How can we remain gentle while being deeply engaged in the world?” The second paradox is that people who have that quality of lightness to their being, those who don’t seem to care as much about the outcomes of what happens, are the ones who will make the most impact in our lives. In lightness, there is power. There is so much we can add to the world just by being.
On enjoying myself: Over the years, I learn the importance of developing a genuine sense of appreciation and respect for myself, not more, not less than other people. Do I treat myself every moment with attention and care and acceptance and curiosity? The quality of my relationship with myself has got so much better; sometimes I even have this thought “Oh wow, Khuyen, you are daydreaming about this person or that scenario – isn’t it interesting?” One benefit of attaining a distance from myself is that I can be genuinely surprised by what I do in the moment, which is a lot of fun. Paradoxically, not taking myself seriously also means to accept who I currently am and to know that it will change anyway. We are all work-in-progress mistaking we are finished, to paraphase Daniel Gilbert.
Focusing on contribution: a few years ago I used to geek out a lot on self-improvement – how to do certain things better, how to improve the way I operate. I still do, but am a lot more relaxed now. We work hard on ourselves because the work is meaningful, but not too hard to the point it becomes a burden. We are all growing all the time, and sometimes too much focus on growth itself may not be the most sustainable thing. The better question is “What am I contributing? What do I need to know, to learn and to do to make it happen?” If you want to motivate me, paint me a rich picture of how I can help!
Peter Drucker once said “people grow according to the demands they make on themselves, according to what they consider to be achievement and attainment.” The words “dream”, “achievement” or “ambition” somehow don’t jive with me too much; “aspiration”, “contribution” and “responsibility” do. Keep that in mind when we work together next time 😉
On learning: from the last part of this interview of Edgar Schein in Google: “whenever you are in an experience, stop and ask yourself: what else is going on? In this place? Among us? Inside me? This is where the real learning occurs” One big influence of mindfulness practice on me is this awareness of the fertile negative space. A related and deeper point is that everything needs a container – music needs silence, painting needs canvas, texts needs screen, people need relationships. That means if we can create the right container, the right thing can happen. The farmer spends lots of time cultivating the soil for a good reason!
Two guiding questions for myself these days are: How can I be more connected to this whole evolving world, and how can I co-create the conditions for flourishing? I don’t take myself too seriously, but I do take these questions seriously 😉
Some reminders for the future
Choose where I pay attention to:
the real power lies in our ability to ask this question: Is what I am paying attention to energizing, liberating, fulfilling? On a related note, I love this quote by Mother Teresa: “There is no great thing. There’s only thing done with great love.”
Whenever I feel stuck in my small self that is anxious, calculative, wanting to get ahead, getting caught up in being “great”, it is a good reminder that I can be larger Self that is loving and free. It sounds easy in theory, but really hard in practice. It gets easier with time though.
Never do it alone
Recently the thought that I’m almost one-third into my twenty dawned upon me. If anything, that thought made me feel a greater sense of responsibility not so much as a growing up independent person but rather an interdependent being in the world. As I am writing this reflection in my room, I realized that I am not alone at all. Because we never are. I also realized that what I’m looking first and foremost in any kind of relationships is togetherness – then comes tenderness and intimacy. Quite a piece of self-knowledge.
Ready, Fire, Aim (notice the order) A motto by Pierre Omidyar for his work as well as his life: it’s important to be ever ready enough, yet never 100% ready. Fire first, then aim, then fire and aim again. Preparing is good only to a certain point, and in general it’s better to have a bias towards action – take reasonable action, learn as much as possible from feedback, recaliberate, do again.
Gratitude
If you have read this far, please take a moment to celebrate our shared joy of being alive. Not only that, we have good eye sights, a device to read this post, enough English ability to understand and a willing heart to celebrate together. If these aren’t worth being grateful for, what is?